17 biện pháp khắc phục bệnh loét dạ dày tại nhà

17 biện pháp khắc phục bệnh loét dạ dày tại nhà

Bạn có bị đau bụng và buồn nôn ngẫu nhiên không? Chúng có xuất hiện khi bạn ăn, uống một số loại thực phẩm nhất định không? Nếu có,  có thể bạn đã bị loét dạ dày. Viêm loét dạ dày hay còn gọi là viêm loét dạ dày tá tràng. Đây là những vết loét gây đau trên bề mặt của dạ dày. Chúng có thể ảnh hưởng đến dạ dày và ruột non của bạn. Chúng không chỉ gây đau đớn mà còn khiến việc ăn uống trở thành cực hình đối với bạn.

17 biện pháp khắc phục bệnh loét dạ dày tại nhà (ảnh: Internet)

Điều quan trọng là phải điều trị ngay các vết loét này để không trở thành mãn tính và tránh biến chứng. Muốn biết thêm về bệnh loét dạ dày và các lựa chọn điều trị tự nhiên, bạn nên đọc bài viết này.

I. LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐIỀU TRỊ LOÉT DẠ DÀY MỘT CÁCH TỰ NHIÊN? 

1. Baking Soda và giấm táo

Bằng chứng giai thoại cho thấy rằng Baking Soda giúp khôi phục độ pH của dạ dày. Giấm táo cũng được sử dụng trong điều trị loét do đặc tính giảm đau của nó. Do đó, sự kết hợp của Baking Soda và giấm táo có thể giúp điều trị loét dạ dày.

Bạn sẽ cần:

  • 1 muỗng cà phê giấm táo
  • 1/2 muỗng cà phê Baking Soda
  • 1 ly nước ấm
  • Mật ong

Baking Soda, giấm táo và mật ong – 1 trong 17 biện pháp khắc phục bệnh loét dạ dày tại nhà (ảnh: Internet)

Bạn phải làm gì?

Trộn 1 muỗng cà phê giấm táo và 1/2 muỗng cà phê Baking Soda vào một cốc nước ấm.

Thêm một ít mật ong vào hỗn hợp này và uống khi hỗn hợp ngưng xì xèo.

Uống mấy lần một ngày?

Uống một lần một ngày

2. Mật ong

Mật ong có chứa một loại enzyme gọi là Glucose oxidase. Enzyme này được biết là sản xuất Hydrogen Peroxide. Điều này có thể giúp chống lại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày tá tràng.

Bạn sẽ cần:

  • 1 muỗng canh mật ong
  • 1 ly nước ấm
  • Một nhúm bột quế

Bạn phải làm gì?

Thêm một muỗng canh mật ong vào một cốc nước ấm.

Trộn đều và thêm một nhúm bột quế vào.

Uống hỗn hợp.

Uống mấy lần một ngày?

Uống 2 lần một ngày.

3. Tỏi

Tỏi có chứa một hợp chất gọi là Allicin. Hợp chất này có đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ. Những đặc tính này giúp chống lại Helicobacter pylori, được biết là nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày tá tràng.

Bạn sẽ cần:

  • 2-3 tép tỏi sống

Bạn phải làm gì?

Thêm một vài nhánh tỏi sống đập dập vào món salad và các món ăn.

Bạn cũng có thể nhai một vài tép tỏi.

Bao lâu thì bạn nên làm điều này?

Ăn tỏi sống hàng ngày.

4. Gừng

Gừng có tác dụng bảo vệ và ngăn ngừa loét dạ dày và làm giảm mức độ nghiêm trọng của chúng. Do đó, gừng có thể giúp điều trị sự phát triển các triệu chứng do loét dạ dày.

Bạn sẽ cần:

  • 1 muỗng cà phê gừng nạo (xay)
  • 240 ml (1 cup) nước
  • Mật ong

1 trong 17 biện pháp khắc phục bệnh loét dạ dày tại nhà là dùng gừng và mật ong (ảnh: Internet)

Bạn phải làm gì?

Thêm một muỗng cà phê gừng nạo (xay) vào cốc nước.

Đun sôi nó trong một cái chảo.

Đun nhỏ lửa trong 5 phút rồi lọc.

Sau khi trà nguội một chút, thêm một ít mật ong vào và uống ngay.

Uống mấy lần một ngày?

Uống 3 lần một ngày.

5. Nghệ

Củ nghệ có chứa một hợp chất gọi là Curcumin, có hoạt tính kháng viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ. Điều này có thể giúp ngăn ngừa và điều trị loét dạ dày.

Bạn sẽ cần:

  • 1 muỗng cà phê bột nghệ
  • 1 ly nước ấm
  • Mật ong (tùy chọn)

Bạn phải làm gì?

Thêm một muỗng cà phê bột nghệ vào một ly nước ấm.

Trộn đều và thêm một ít mật ong vào.

Uống hỗn hợp.

Uống mấy lần một ngày?

Uống 2-3 lần một ngày.

6. Chuối

Chuối sống chứa các hợp chất như Phosphatidylcholine và Pectin. Các hợp chất này tăng cường sức đề kháng của niêm mạc dạ dày đối với các tác nhân gây loét (8). Điều này có thể giúp điều trị loét dạ dày tá tràng và các triệu chứng của chúng.

Bạn sẽ cần:

  • 1 quả chuối chín hoặc chưa chín

Bạn phải làm gì?

Ăn quả chuối chín.

Chuối chưa chín có thể được nấu chín hoặc dùng ở dạng bột.

Ăn mấy lần một ngày?

Ăn chuối 3 lần một ngày.

7. Trà xanh

Trà xanh có chứa polyphenol gọi là Epigallocatechin Gallate (EGCG) có tác dụng chống loét (9). Do đó, trà xanh có thể giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành vết loét dạ dày.

Bạn sẽ cần:

  • 1 muỗng cà phê trà xanh
  • 240 ml ( 1 cup) nước
  • Mật ong

1 biện pháp khắc phục khác là dùng trà xanh và mật ong (ảnh: Internet)

Bạn phải làm gì?

Thêm một muỗng cà phê trà xanh vào cốc nước nóng.

Ngâm trong 5 phút rồi lọc bỏ xác trà.

Thêm một ít mật ong vào cốc trà.

Uống khi còn ấm.

Uống mấy lần một ngày?

Uống trà xanh 2 lần một ngày.

8. Nước ép lô hội

Gel lô hội có đặc tính kháng viêm mạnh. Điều này có thể giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành vết loét dạ dày.

Bạn sẽ cần:

  • 240 ml (1 cup) nước ép lô hội tươi

Bạn phải làm gì?

Uống cốc nước ép lô hội tươi.

Uống mấy lần một ngày?

Uống nước ép này 1-2 lần một ngày.

9. Bắp cải

Bắp cải là một nguồn giàu acid amin được gọi là Glutamine. Hợp chất này giúp nuôi dưỡng và sửa chữa niêm mạc đường tiêu hóa bị tổn thương do loét. Nó cũng chứa một yếu tố chống loét dạ dày tá tràng (vitamin U) có thể đẩy nhanh quá trình chữa lành vết loét dạ dày tá tràng.

Bạn sẽ cần:

  • 1/2  bắp cải sống
  • Máy xay

Bạn phải làm gì?

Cắt bắp cải thành hai nửa.

Cắt một nửa bắp cải thành các khối nhỏ và cho vào máy ép trái cây.

Chiết xuất nước bắp cải.

Uống mấy lần một ngày?

Uống một lần một ngày.

10. Ớt Cayenne

Ớt cayenne có chứa một hợp chất gọi là Capsaicin. Capsaicin trung hòa acid trong dạ dày và tăng cường giải phóng chất nhầy trong dạ dày. Điều này có thể giúp chữa lành vết loét dạ dày tá tràng.

Bạn sẽ cần:

  • 1/2 muỗng cà phê bột ớt Cayenne
  • 1 ly nước ấm
  • Mật ong

Bạn phải làm gì?

Thêm nửa muỗng cà phê bột ớt Cayenne vào ly nước ấm.

Trộn đều và thêm một chút mật ong vào.

Uống hỗn hợp.

Uống mấy lần một ngày?

Uống 2 lần một ngày.

11. Cam thảo

Nghiên cứu khoa học cho thấy cam thảo có tác dụng bảo vệ vết loét và tăng cường tiết chất nhầy trong dạ dày. Điều này có thể giúp điều trị loét dạ dày.

Bạn sẽ cần:

  • 1-2 muỗng cà phê trà cam thảo
  • 240 ml (1 cup) nước
  • Mật ong

Trà cam thảo (ảnh: Internet)

Bạn phải làm gì?

Thêm một đến hai muỗng cà phê trà cam thảo vào một cốc nước.

Đun sôi trong chảo và đun nhỏ lửa trong 5 phút.

Lọc và để trà nguội một chút.

Thêm một chút mật ong và uống trà.

Uống mấy lần một ngày?

Uống 2-3 lần một ngày.

12. Vitamin E

Vitamin E có tác dụng chống loét và bảo vệ tế bào. Điều này có thể là do vitamin E tăng tổng hợp Prostaglandin và Glutathione. Do đó, vitamin E có thể giúp giảm thiểu tác động của loét dạ dày.

Bạn sẽ cần:

  • 15 – 20 mg vitamin E

Bạn phải làm gì?

Bổ sung 15 – 20 mg vitamin E mỗi ngày. Bạn có thể bổ sung vitamin này sau khi hỏi ý kiến ​​bác sĩ.

Uống mấy lần một ngày?

Uống hàng ngày.

13. Nước ép nam việt quất

Nước ép nam việt quất chứa các hợp chất như Proanthocyanidins ngăn chặn vi khuẩn Helicobacter pylori bám vào niêm mạc ruột.

Bạn sẽ cần:

  • 1 cốc (hoặc 250 ml) nước ép nam việt quất

Bạn phải làm gì?

Uống một cốc nước ép nam việt quất không đường.

Uống mấy lần một ngày?

Uống 2 lần một ngày.

14. Dừa

Dầu dừa và nước cốt dừa có tác dụng kháng sinh và bảo vệ tế bào. Cả hai đều có lợi cho việc giảm và kiểm soát loét dạ dày.

Lưu ý: Nước cốt dừa hiệu quả hơn nước dừa.

Bạn sẽ cần:

  • 240 ml (1 cup) nước dừa

Bạn phải làm gì?

Uống một cốc nước dừa tươi.

Ngoài ra, bạn có thể thêm nước cốt dừa hoặc cơm dừa nạo vào các món ăn và món salad của mình.

Uống mấy lần một ngày?

Uống hàng ngày.

15. Hạt cỏ cà ri

Hạt cỏ cà ri có khả năng kháng viêm và thể hiện đặc tính tạo chất nhầy. Điều này có thể giúp phục hồi chất nhầy của niêm mạc ruột bị tổn thương, do đó giúp điều trị loét dạ dày.

Bạn sẽ cần:

  • 1-2 muỗng canh hạt cỏ cà ri
  • 240 ml (1 cup) nước

Bạn phải làm gì?

Đun sôi một đến hai muỗng canh hạt cỏ cà ri trong một cốc nước.

Tiếp tục đun sôi cho đến khi lượng nước giảm xuống còn một nửa lượng ban đầu.

Lọc và để cho nó nguội một chút.

Uống nước pha chế cỏ cà ri.

Uống mấy lần một ngày?

Uống một lần một ngày.

16. Chùm ngây (moringa)

Lá chùm ngây có đặc tính chữa bệnh và kháng viêm. Điều này có thể giúp giảm loét dạ dày tá tràng và ngăn ngừa tổn thương thêm.

Bạn sẽ cần:

  • 10 gam bột lá chùm ngây
  • Nước (theo yêu cầu)
  • Sữa chua (theo yêu cầu)

Bột chùm ngây và sữa chua cũng là 1 trong 17 biện pháp khắc phục bệnh loét dạ dày ở tại nhà (ảnh: Internet)

Bạn phải làm gì?

Sử dụng một ít nước để tạo hỗn hợp đặc của bột lá chùm ngây.

Thêm một chút sữa chua vào và ăn nó.

Bao lâu thì bạn nên làm điều này?

Ăn mỗi ngày.

17. Trà bồ công anh

Bồ công anh có đặc tính kháng viêm mạnh mẽ. Điều này có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của vết loét dạ dày và cũng giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành.

Bạn sẽ cần:

  • 1-2 muỗng cà phê trà bồ công anh
  • 240 ml (1 cup) nước nóng
  • Mật ong

Bạn phải làm gì?

Thêm một đến hai muỗng cà phê trà bồ công anh vào một cốc nước nóng.

Ngâm từ  5 đến 10 phút rồi lọc bỏ xác.

Thêm một chút mật ong vào trà còn ấm và uống ngay.

Uống mấy lần một ngày?

Uống 3 lần một ngày.

Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong việc gây ra hoặc chống lại bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Dưới đây là biểu đồ chế độ ăn uống bao gồm các loại thực phẩm nên tiêu thụ và  cần tránh để loại bỏ bệnh viêm loét dạ dày.

II. BIỂU ĐỒ CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CHO BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY

A. CÁC THỰC PHẨM NÊN ĂN

  • Thực phẩm giàu protein, như thịt trắng từ thịt gà, gà tây hoặc cá.
  • Cá béo như cá hồi, cá mòi và cá thu.
  • Phô mai ít béo, sữa chua và bơ đậu phộng.
  • Trái cây tươi và rau, như bông cải xanh, cà rốt, cải xoăn, ớt chuông đỏ / xanh, nho, bắp cải, mơ và kiwi.
  • Thực phẩm giàu vitamin E, như mầm lúa mì, hạt phỉ, dầu hướng dương và dầu đậu nành.

B. CÁC THỰC PHẨM CẦN TRÁNH

  • Rượu
  • Thức ăn mặn
  • Thực phẩm chế biến hoặc đóng hộp
  • Sản phẩm sữa giàu chất béo
  • Quá nhiều gia vị
  • Caffeine
  • Thịt đỏ

Một điều cũng quan trọng là làm theo một số mẹo cơ bản và thực hiện một số thay đổi nhỏ trong lối sống của bạn để phục hồi hoàn toàn sau loét dạ dày tá tràng.

III. MẸO PHÒNG NGỪA

  • Hạn chế uống rượu.
  • Bỏ thuốc lá
  • Hạn chế dùng thuốc kháng viêm như Aspirin và Ibuprofen.
  • Rửa tay thường xuyên để tránh nhiễm trùng có thể gây loét.
  • Tuân theo một kế hoạch ăn uống cân bằng.

Bỏ thuốc lá – mẹo phòng ngừa bệnh loét dạ dày (ảnh: Internet)

Điều quan trọng cần nhớ là những người bị loét dạ dày có thể cảm thấy đau nhói khi đói giữa rốn và xương ức, đôi khi có thể làn ra tới lưng.

Ngoài cơn đau này, còn có một số triệu chứng khác xuất hiện khi bị loét dạ dày.

IV. DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY

  • Đau dạ dày âm ỉ sẽ được cải thiện khi bạn ăn, uống hoặc dùng thuốc kháng acid
  • Giảm cân
  • Không ăn được vì đau
  • Nôn mửa
  • Buồn nôn
  • Chướng bụng
  • Cảm giác đầy bụng
  • Ợ hơi do trào ngược acid
  • Cảm giác bỏng rát trong ngực do ợ nóng
  • Thiếu máu
  • Phân đen và sẫm màu
  • Nôn trông giống bã cà phê hoặc có máu

Những triệu chứng này rõ ràng nhất khi dạ dày trống rỗng, tức là vào sáng sớm hoặc đêm muộn.

Một số yếu tố được biết là gây ra loét dạ dày, trong khi một số yếu tố khác được biết là làm tăng nguy cơ phát triển chúng. Dưới đây là tổng quan ngắn gọn về nguyên nhân và các yếu tố có nguy cơ gây loét dạ dày tá tràng.

V. NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ RỦI RO

Loét dạ dày thường được gây ra do:

  • Một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra.
  • Sử dụng lâu dài các thuốc kháng viêm, như Aspirin, Ibuprofen hoặc Naproxen.
  • Một căn bệnh được gọi là hội chứng Zollinger-Ellison làm tăng sản xuất acid trong cơ thể.

vi khuan hp da day lay qua duong nao

Một trong những nguyên nhân gây loét dạ dày là nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (ảnh: Internet)

Các yếu tố có nguy cơ gây loét dạ dày là:

  • Tuổi trên 50
  • Tiền sử loét
  • Hút thuốc
  • Uống rượu
  • Căng thẳng
  • Chế độ ăn bao gồm nhiều thức ăn cay

Chúng tôi khuyên bạn nên bắt đầu điều trị ngay sau khi bạn quan sát thấy sự xuất hiện của loét dạ dày. Nếu không được điều trị, chúng có thể gây chảy máu trong và nguy hiểm đến tính mạng. Trong khi các vết loét từ nhẹ đến trung bình có thể được chữa lành bằng các biện pháp khắc phục được đưa ra ở đây, các trường hợp nặng cần được chăm sóc y tế.

Giờ thì các bạn đã biết 17 biện pháp khắc phục bệnh loét dạ dày tại nhà rồi đó. Một trong 17 biện pháp trên thì biện pháp thứ 5 – dùng nghệ – được nhiều bạn biết do nghệ có chứa một hợp chất quan trọng là Curcumin. Hiện có nhiều thực phẩm chức năng hỗ trợ trị loét dạ dày có chứa hợp chất quý giá này. Nếu bị loét dạ dày mà các bạn không có thời gian áp dụng các biện pháp nói trên, các bạn nên chọn cho mình một loại thực phẩm chức năng viên chứa 100% Curcumin. Nhưng các bạn cần phải biết loại thực phẩm nào có hiệu quả cao như Curcumin đó có phải là Curcumin ngoại nhập hay không, sinh khả dụng như thế nào, áp dụng công nghệ gì, và thực phẩm đó có được Bộ Y tế cấp phép cho lưu hành rộng rãi hay không.

Muốn tìm đúng sản phẩm chất lượng để hỗ trợ điều trị bệnh loét dạ dày tá tràng như vừa nói trên, đừng ngần ngại gọi cho chúng tôi theo số 1900 555 552, các bạn sẽ được giải đáp tường tận về sản phẩm mà các bạn quan tâm.

Nguồn tham khảo: 17 Home Remedies For Stomach Ulcer + Causes And What To Eat (theo stylecraze.com)