Người bị loét hành tá tràng nên ăn gì và kiêng không nên ăn gì?

Người bị loét hành tá tràng nên ăn gì và kiêng không nên ăn gì? Với người bị loét dạ dày hành tá tràng, việc ăn đúng cách lựa chọn thức ăn phù hợp là vô cùng quan trọng. Vậy bệnh nhân viêm loét hành tá tràng nên ăn gì  và kiêng ăn gì để có sức khỏe tốt?

Việc ăn đúng cách và lựa chọn thức ăn phù hợp giúp dạ dày giảm tiết axit, bảo vệ niêm mạc đồng thời làm giảm áp lực hoạt động cho chức năng tiêu hóa ở dạ dày. Nhờ đó các vết viêm loét dạ dày – tá tràng mau chóng hồi phục.

Bị loét hành tá tràng nên ăn gì?

Chắc chắn có rất nhiều bệnh nhân băn khoăn loét hành tá tràng nên ăn gì để bệnh mau hồi phục. Hãy cùng tham khảo một số nhóm thực phẩm dưới đây để có sự lựa chọn tốt nhất cho thực đơn hằng ngày của mình.

– Một số thực phẩm bảo vệ niêm mạc dạ dày như  trứng, các sản phẩm từ sữa (trừ sữa chua), bánh ngọt, mật ong, chè nóng… sẽ có tác dụng làm đệm cho niêm mạc dạ dày, giảm kích thích tiết axit.

trung-sua

Trứng, sữa là một bài thuốc trị viêm loét dạ dày hiệu quả.

– Nhóm thực phẩm giúp lành vết loét nhanh chóng như tôm, cá, bắp cải. Đây là những thực phẩm rất giàu canxi, protein và đặc biệt chứa nhiều kẽm – các chất cần thiết để lành vết loét. Bắp cải có vitamin U giúp nhanh chóng lành vết loét hiệu quả.

– Thức ăn giảm tiết axit như  cơm, xôi, bánh mỳ, bánh chưng, cháo, khoai luộc, thịt – cá hấp, luộc, om….tránh kích thích dạ dày tiết axit.

– Bệnh nhân loét hành tá tràng thường thiếu vitamin, các khoáng chất do khả năng tiêu hóa và hấp thu kém, cần bổ sung thêm các loại vitamin có nhiều trong ngũ cốc, hoa quả , rau củ màu đỏ, xanh đậm.

[banner-ads product=”micell”]

Người bệnh loét dạ dày hành tá tràng không nên ăn gì?

Người bị viêm loét dạ dày tá tràng nên tuyệt đối tránh các thức ăn làm tăng sự bài tiết acid dạ dày – nguyên nhân chính gây ra đau dạ dày, các thức ăn khó tiêu hoá, những thức ăn làm tăng tiết dịch vị, những thức ăn làm lạnh bụng và những thức ăn có chứa các chất kích thích đường ruột gây nôn oẹ, những thức ăn đó cụ thể là:

– Đồ ăn có chứa gia vị có tính kích thích như tỏi, ớt, tiêu…

– Đồ ăn có vị quá mặn.

– Các chất kích thích như những loại nước uống có ga, bia, rượu, cà phê,…

– Những món đồ chiên, xào và quá nhiều dầu mỡ.

– Đồ hải sản.

– Thực phẩm lạnh từ trong tủ lạnh chưa được rã đông.

–  Những loại quả có vị chua.

– Các loại nấm.

an-nhieu-do-cay

Như vậy, với những loại thực phẩm kể trên, người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nên hạn chế ăn, để tránh việc những thức ăn này kích thích dạ dày có thể gây ra cơn đau cấp tính rất dữ dội. Thêm vào đó, ngoài việc gây ra đau bụng, viêm loét dạ dày còn gây cảm giác buồn nôn, nôn mửa và sút cân. Vết loét trong dạ dày có thể chảy máu và làm người bệnh nôn ra máu hoặc thải ra trong phân của người bệnh. Chính vì vậy, ưu tiên hàng đầu của người bị viêm loét dạ dày là có một chế độ ăn hợp lý để vết loét có thể được chữa lành.

Người bị viêm loét hành tá tràng nên lưu ý trong ăn uống

Nếu bệnh nhân chỉ quan tâm đến loét hành tá tràng nên ăn gì, không nên ăn gì mà không cần biết chế biến như thế nào, ăn uống ra sao thì hoàn toàn sai lầm.

– Đối với bệnh nhân loét hành tá tràng, đồ ăn nên thái nhỏ, nấu chín kỹ, mềm làm giảm áp lực hoạt động cho chức năng tiêu hóa ở dạ dày. Luộc, hấp, om thức ăn giúp người đau dạu dày dễ tiêu hóa, hấp thu hơn các món xào, rán.

cá hấp hành gừng

Cá hấp hành gừng giúp tốt cho dạ dày ngăn ngừa viêm dạ dày tá tràng

– Tập thói quen ăn chậm nhai kỹ để gia tăng sự bài tiết của nước bọt giúp trung hòa tính axít trong dạ dày. Tránh ăn một lần quá no khiến dạ dày căng cứng, tiết nhiều axit. Ăn làm nhiều bữa giúp dạ dày thường xuyên có thức ăn để trung hòa axit.

– Không ăn thức ăn khô, không nên ăn cơm chan canh  để tránh nhai không kỹ, làm tăng gánh nặng cho dạ dày.

– Nên dùng thức ăn trong khoảng 40-50 độ C giúp dễ tiêu hóa, hấp thu. Đồ ăn lạnh hoặc quá nóng làm dạ dày co bóp mạnh hơn.

– Sau ăn không nên lao động, chạy nhảy ngay.