Uống nước nhiều có tốt không?

Uống nước nhiều có tốt không? Có rất nhiều ý kiến đưa ra là nên uống mỗi ngày 2,5 lít nước, nhưng liệu con số này có phù hợp cho tất cả mọi người không? Và việc uống quá nhiều nước trong ngày có gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Uống bao nhiêu nước là đủ? Để có được câu trả lời chính xác nhất, mời bạn đọc cùng ADIVA tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Uống nước nhiều có tốt không?

Cả nhân loại đều phải thừa nhận rằng nước có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe con người, nó chiểm đến 70% trọng lượng nước của cơ thể, là yếu tố chính yếu cấu tạo nên các bộ phận gan, thận, não, mắt, xương,..

Uống nhiều nước có tốt cho gan không?

Đối với gan, nước có vai trò giúp chuyển hóa các tế bào mỡ diễn ra trơn tru hơn, ngược lại nếu thiếu nước sẽ khiến cho mỡ tích tụ tích tụ trong gan nhiều hơn.

uong-nuoc-nhieu-co-tot-khong

Hơn nữa, khi thiếu nước, các chức năng của thận sẽ hoạt động không hết công suất và không đầy đủ, từ đó thận đẩy bớt phần việc qua cho gan. Trong khi đó gan thì làm nhiệm vụ chuyển hóa chất béo, giờ phải đảm nhận thêm một phần vai trò của thận nên lâu dần chức năng của gan bị giảm xuống khá nhanh.

Do đó bạn cần phải uống nước đầy đủ để giúp một lá gan khỏe mạnh. Đừng nghĩ rằng uống ít nước mà vẫn tăng cân thì mình uống ít hơn nữa sẽ giảm cân nhé, vì lâu dần các bộ phận trong cơ thể sẽ bị tụt giảm hết tất cả các chức năng đấy.

Uống nhiều nước đi tiểu nhiều có tốt không?

Uống nước lọc có tốt không? Uống nhiều nước đi tiểu nhiều có tốt không? Thực ra khi bạn uống nhiều nước thì cơ thể bắt buộc sẽ phải đi tiểu nhiều hơn, điều này sẽ có tác dụng:

– Giúp đào thải hết những chất cặn bã, cạn sặn có trong thân ra ngoài.

– Giúp phòng ngừa được các bệnh lý về thận như suy thận, thận yếu, thận hư,..

– Uống nước nhiều giúp các tế bào da luôn ẩm mịn và tăng khả năng đàn hồi.

– Thúc đẩy quá trình chuyển hóa thức ăn của cơ thể, ngăn ngừa bệnh táo bón.

– Duy trì các tế bào được khỏe mạnh và chống lại được một số bệnh ung thư.

Uống 2 lít nước mỗi ngày có tác dụng gì?

Uống nước nhiều có tốt không? Uống nước nhiều để đẹp da, tốt cho sức khỏe là câu cửa miệng của rất nhiều người. Các chuyên gia đều khuyên chúng ta nên bổ sung mỗi ngày 2 – 2,5 lít nước để đảm bảo chức năng duy trì hoạt động sống, hỗ trợ đào thải độc tố và chống lão hóa cho da.

uong-nuoc-nhieu-co-tot-khong

Tuy nhiên, theo chuyên gia dinh dưỡng người Ấn Độ Nupur Krishnan thì tùy vào lối sống của từng người mà lượng nước tiêu thụ sẽ có mức chênh lệch khác nhau.

Chẳng hạn bạn có một lối sống ít vận động và thường làm việc trong môi trường máy điều hòa, nước trong cơ thể không có điều kiện thoát ra ngoài theo tuyến mồ hôi thì bạn nên uống 2 lít nước là đủ. Bởi vì uống nước nhiều thì nước sẽ tích tụ lại ở thận và gây phù nề.

Còn những người hoạt động thể chất nhiều thì nên uống mỗi ngày 3 lít nước để đảm bảo các hoạt động của sức khỏe.

Dưới đây là hướng dẫn cách nạp 2 lít nước mỗi ngày tốt cho sức khỏe từ các chuyên gia:

– Sau khi thức dậy vào buổi sáng, bạn nên uống 1 – 2 cốc khoảng 250ml nước ấm để giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giúp mang lại cảm giác ăn ngon hơn khi dùng bữa sáng.

– Uống nước trước bữa ăn 30 phút để giúp giảm cân.

–  Sau khi ăn xong thì không nên uống nước liền vì nó làm loãng acid trong dịch vị dạ dày, từ đó làm giảm khả năng tiêu hóa thức ăn.

– Khi đói bụng thì nên uống nước, tránh ăn vặt

– Khi mệt mỏi thì nên uống nước để tăng thêm sức mạnh cho não bộ

– Sau khi tắm cơ thể dễ bị mất nước nên bạn cần uống 1 cốc nước trước và sau khi đi tắm nhé.

– Uống 1 cốc nước cuối ngày để hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào trong thời gian ngủ, không nên uống quá nhiều.

Uống nhiều nước dừa có tốt không?

Có nhiều người bổ sung nước dừa thay thế cho nước lọc mỗi ngày. Mặc dù nước dừa uống rất tốt cho cơ thể nhưng khi bổ sung quá nhiều và bổ sung thường xuyên sẽ đem lại những kết quả không tốt cho sức khỏe như: phát sốt, đầy bụng, tay chân bủn rủn, giảm bớt sức dẻo dai và phản xạ nhanh nhẹn của cơ thể.

Nước dừa có tính lợi tiểu, tốt cho thận, giúp làm sạch đường tiết niệu và ngăn ngừa nguy cơ sỏi thận, nhưng khi uống nhiều sẽ phải đi tiểu liên tục.

uong-nuoc-nhieu-co-tot-khong

Hơn nữa, uống nhiều nước dừa sẽ làm mất cân bằng các chất điện giải, làm dư lượng kali và glucose có trong máu, từ đó khiến cơ thể suy yếu, choáng váng và có thể nhanh chóng rơi vào trạng thái hôn mê chỉ sau vài phút.

Ngoài ra, uống nước dừa quá nhiều có thể gây nguy hiểm cho đường ruột vì nước dừa giúp nhuận tràng, làm tăng lượng đường trong máu dễ gây hại cho huyết áp và tim mạch. Đồng thời nước dừa không tốt cho những người có thể chất âm, dễ bị nhiễm lạnh và cảm cúm, sức khỏe suy giảm và đặc biệt là không tốt cho người phụ nữ đang mang thai ở giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ.

Một lưu ý bạn cần quan tâm nữa đó là không nên uống nước dừa vào buổi tối vì thời điểm này cơ thể đã mệt mỏi và cần nghỉ ngơi sau 1 ngày dài. Nếu uống nước dừa vào lúc này sẽ khiến cơ thể bị lạnh, dễ làm gân cốt rã rời và đuối sức.

Uống nước nhiều có tốt cho da không?

Uống nước nhiều có tốt không? Uống nước nhiều tốt cho sức khỏe và cho da. Hệ thống trữ nước trên da bao gồm có hệ mạch máu, tuyến bã nhờn, mồ hôi, các phân tử giữ nước và hút nước cùng phối hợp với nhau để duy trì sự cân bằng độ ẩm trên da.

uong-nuoc-nhieu-co-tot-khong

Rất nhiều chị em than phiền rằng làm việc trong môi trường máy điều hòa khiến cơ thể không có nhu cầu dung nạp nhiều nước, tuy nhiên nếu không bổ sung nước đầy đủ, da sẽ bị khô và lão hóa rất nhanh. Bạn có thể kết hợp ăn trái cây, uống nhiều nước ép rau củ quả thay thể nước để bù đắp lượng nước đầy đủ cho cơ thể mỗi ngày.

Uống thừa nước gây ngộ độc

Thắc mắc về câu hỏi uống nước nhiều có tốt không đã được làm rõ rồi đó, tiếp theo ADIVA xin chia sẻ tiếp về vấn đề uống thừa nước gây ngộ độc cho cơ thể mà có khá nhiều người chủ quan và bỏ qua.

Làm sưng các tế bào

Uống quá nhiều nước làm nồng độ chất điện giải giảm dẫn đến nước di chuyển từ máu vào trong tế bào. Kết quả của quá trình này đó là làm sưng tế bào, một số trường hợp dẫn đến sưng não nguy hiểm cho sức khỏe.

uong-nuoc-nhieu-co-tot-khong

Hạ kali máu

Cơ thể bị dư nước bắt buộc sẽ tiến hành làm chuyển hóa giải phóng nước qua mồ hôi và nước tiểu, cũng vì vậy mà mức kali trong cơ thể bị giảm liên tục. Nếu như tình trạng kali bị giảm liên tục, cơ thể bạn sẽ phải đối mặt với các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, tê liệt, huyết áp thấp, tiêu chảy,..

Chuột rút

Do mất cân bằng chất điện giải vì uống nước quá nhiều nên cơ thể của bạn có thể bị tình trạng chuột rút, ảnh hưởng đến chức năng co thắt của cơ bắp.

Hại tim

Uống nước quá nhiều đôi khi sẽ gây căng thẳng quá mức lên tim bởi lượng máu về tim tăng lên, ở một số trường hợp có thể gây động kinh.

[banner-ads product=”adiva”]

Ảnh hưởng thận

Một tác hại nữa của việc uống quá nhiều nước đó là tạo áp lực cho thận vì thận phải hoạt động quá nhiều để lọc nước, điều này dẫn đến hormone stress bị kích thích, cơ thể mệt mỏi không muốn rời khỏi giường. Thận mệt mỏi lâu dần sẽ làm giảm chức năng và có thể mắc phải một số bệnh như sỏi thận, yếu thận, suy thận,..

Dấu hiệu cơ thể đang dư nước

Nhức đầu cả ngày

Một dấu hiệu phổ biến nhất khi cơ thể dư nước đó là đau đầu. Bởi lẽ nước làm các tế bào bị sưng lên, trong đó có tế bào não, mà tế bào não tăng kích thước sẽ chèn ép nhau trong hộp sọ, từ đó gây ra các cơn đau đầu thường xuyên.

uong-nuoc-nhieu-co-tot-khong

Luôn cảm thấy mệt mỏi

Khi dung nạp quá nhiều nước, thận sẽ bị quá tải làm rối loạn hormone nên cơ thể sẽ bị căng thẳng và mệt mỏi.

Đi tiểu quá nhiều

Uống nhiều nước thì cơ thể cần phải giải phóng nước ra ngoài, do vậy mà số lần đi tiểu trong ngày tăng lên nhanh chóng. Một ngày bạn đi tiểu hơn 10 lần thì bạn uống dư lượng nước so với nhu cầu của cơ thể nhiều quá rồi đấy.

Nước tiểu quá trong

Nếu như nước tiểu có màu trong vắt như nước lọc thì đây cũng là dấu hiệu cho biết cơ thể của bạn tiêu thụ nước quá mức rồi đấy.

Uống nước đúng cách

Theo nghiên cứu của Viện Y học Mỹ thì lượng nước lý tưởng cho nam là 3,7 lít còn nữ giới là 2,7 lít. Còn với các vận động viên hoặc những người hoạt động thể chất quá nhiều thì họ sẽ phải uống 150ml nước cứ mỗi 10 phút trong luyện tập và sau khi tập là uống 500ml nước.

Nếu như cơ thể làm việc trong điều kiện bình thường, không vận động nhiều, không thức khuya, không làm việc nhiều dưới máy điều hòa thì nên uống tối thiểu 400ml nước/10kg cơ thể mỗi ngày nhé.

Uống nước ấm khoảng 40 độ C, đừng uống nước quá nóng trên 45 độ C sẽ khiến cho men răng và lớp niêm mạc ở vòm miệng, dạ dày, thực quản bị ảnh hưởng xấu.

Hạn chế uống nước đá thường xuyên vì nó dễ gây viêm họng, nguy hiểm với người bị thấp khớp, gút, bệnh về bàng quang. Khi uống nước thì nên uống từ từ từng ngụm nhỏ.

Trên đây là toàn bộ bài viết xoay quanh câu hỏi “Uống nước nhiều có tốt không?”, hy vọng bạn sẽ biết cách bổ sung nước chuẩn khoa học để giúp tăng năng lượng sống cho cơ thể, đẩy lùi một số bệnh tật và giúp làm đẹp da.

Bên cạnh đó, ADIVA muốn bật mí cho chị em một phương pháp giúp duy trì làn da ẩm mượt, căng bóng không tỳ vết đó là nước uống làm đẹp da Collagen ADIVA với 100% Collagen Peptide được kiểm nghiệm lâm sàng và nhập khẩu trực tiếp từ Đức.

uong-nuoc-nhieu-co-tot-khong

Lý do cần uống bổ sung Collagen ADIVA là vì nó giúp nâng đỡ mạng lưới cấu trúc Collagen – Elastin dưới da, duy trì độ đàn hồi của da, mang đến làn da căng mượt bóng mịn chỉ sau 28 ngày trải nghiệm.

Mỗi ngày 1 lọ Collagen ADIVA hỗ trợ đẩy lùi khô sạm, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm nếp nhăn, đồng thời còn giúp hỗ trợ tăng chất nhờn và giảm viêm khớp hiệu quả.

Liên hệ ngay Hotline 1900.555.552 để được hỗ trợ lên đơn hàng nhanh chóng cũng như tư vấn, giải đáp chi tiết các thắc mắc về làm đẹp da.