Khi dạ dày bị tổn thương thì sẽ dễ bị viêm loét hơn, gây nên chức năng của dạ dày bị suy giảm và xuất hiện những cơn đau dai dẳng khó chịu. Nguyên nhân đau dạ dày phổ biến là gì? Để tìm hiểu kỹ về các nguyên nhân này, hãy cùng ADIVA tham khảo bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính ( Click vào tên đề mục để di chuyển đến nội dung )
1. Khó tiêu, táo bón
Một trong các nguyên nhân đau dạ dày chính là do tình trạng khó tiêu, táo bón. Khi cơ thể bị đầy hơi, táo bón sẽ khiến các chất độc hại tích tụ lâu trong cơ thể, gây ra tình trạng viêm loét niêm mạc ruột. Tình trạng này không chỉ gây ra bệnh đau dạ dày mà còn là nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư đại – trực tràng.
Mặc dù táo bón không phải nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh ung thư đại – trực tràng nhưng nó lại có ảnh hưởng không nhỏ đến bệnh.
2. Chuột rút kinh nguyệt (đối với phụ nữ)
Có khá nhiều người thắc mắc rằng chuột rút kinh nguyệt ở phụ nữ thì liên quan gì đến bệnh đau dạ dày. Thế nhưng, thực chất thì tình trạng này lại chính là một trong số các nguyên nhân đau dạ dày ở nữ giới.
Bệnh chuột rút kinh nguyệt xảy ra do nhiều nguyên nhân, có thể là do hội chứng ruột kích thích làm cho vùng bụng dưới bị chuột rút, do căng cơ, táo bón, viêm đại tràng tự miễn dịch, sự rụng trứng, bệnh túi thừa hoặc do đầy hơi.
3. Chế độ ăn uống không hợp lý và lành mạnh
Do ăn thức ăn không lành mạnh, ăn nhanh và vội vàng cũng là nguyên nhân gây nên đau dạ dày. Những thói quen ăn uống làm gia tăng bệnh đau dạ dày mà rất nhiều người mắc phải như:
- Ăn thức ăn không đảm bảo vệ sinh: thực phẩm sống nhiễm nấm, nhiễm sán và nhiễm khuẩn, thực phẩm bị ôi thiu,…
- Ăn đồ quá lạnh hay quá nóng: những thực phẩm này sẽ làm kích thích niêm mạc dạ dày, làm cho việc co bóp và tuần hoàn máu bị ảnh hưởng dẫn đến viêm nhiễm.
- Ăn quá no và quá nhanh: việc này sẽ khiến cho dịch vị dạ dày chưa kịp bài tiết để tiêu hóa thức ăn, dễ gây đầy hơi, chướng bụng. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm niêm mạc của dạ dày bị phá hủy.
- Vừa ăn vừa làm việc: nó sẽ khiến cho lượng máu lên não nhiều hơn là xuống dạ dày, khiến cho việc tiêu hóa bị gián đoạn và dễ dẫn đến viêm loét.
- Ăn trước khi ngủ: thói quen này sẽ làm cho thức ăn chưa được tiêu hóa hết bị ứ đọng lại, dẫn đến lên men và sinh ra nhiều loại khí độc, chúng sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
Xem thêm: Cách chữa đau dạ dày bằng gừng tươi
4. Yếu tố tâm lý (căng thẳng, lo lắng, stress)
Tâm lý của bạn ảnh hưởng rất lớn đến việc co bóp dạ dày. Nếu như gặp phải stress thường xuyên và quá mức, hay thức khuya sẽ làm cho tâm lý bạn bất ổn. Lúc này sẽ làm dạ dày co bóp nhiều hơn, khiến axit dịch vị tiết nhiều và làm độ pH mất cân bằng, tăng khả năng làm niêm mạc dạ dày bị bào mòn. Đây cũng là nguyên nhân khiến bạn bị đau dạ dày.
[banner-ads product=”micell”]
5. Khí ga
Lượng khí ga tích tụ trong dạ dày sẽ khiến dạ dày bị căng chướng làm vùng bụng trên xuất hiện tình trạng đau nhói. Người bị bệnh cũng sẽ cảm thấy khó chịu, đầy hơi. Vì vậy, để tránh làm vùng bụng bị căng chướng các bạn không nên sử dụng các loại đồ uống có ga. Đây cũng là một trong những nguyên nhân đau dạ dày.
6. Vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori)
Đây là nguyên nhân đau dạ dày cao và phổ biến nhất hiện nay. Nếu bạn nhiễm phải vi khuẩn Hp, chúng sẽ tấn công niêm mạc dạ dày, đồng thời tiết ra chất làm teo niêm mạc và phá hủy tế bào. Ngoài ra nó còn làm giảm sự tăng tiết axit dịch vị nên dẫn đến loét dạ dày, chức năng tiêu hóa giảm, thủng dạ dày hay nguy hiểm hơn còn làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.
Qua nhiều con đường khác nhau mà loại vi khuẩn này có thể lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Bạn có thể dễ bị nhiễm vi khuẩn Hp qua:
- Sinh hoạt chung với người bệnh qua việc hôn nhau, ăn uống,… Đau dạ dày chủ yếu lây nhiễm giữa những người trong gia đình.
- Do nguồn nước bị ô nhiễm, hồ bơi công cộng, sông suối, ao, hồ,…
- Ăn những thực phẩm không đảm bảo. Loại vi khuẩn thường sống ở môi trường ngoài và thông qua đường ăn uống không vệ sinh mà xâm nhập vào cơ thể. Điển hình là uống nước chưa được đun sôi hay ăn thức ăn chưa nấu chín, đặc biệt là rau sống.
Chỉ cần bạn không cẩn thận một chút là có thể bị nhiễm Hp. Vì vậy mà hiện nay, ngày càng có nhiều người mắc bệnh đau dạ dày do loại vi khuẩn này.
7. Tác dụng phụ của một số loại thuốc Tây y
Cuộc sống ngày càng phát triển thì sự xuất hiện của các loại thuốc Tây y là vị cứu tinh của nhiều căn bệnh. Nhưng nếu bạn sử dụng không đúng cách hay lạm dụng thuốc sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ cho sức khỏe. Vì một số loại thuốc sẽ gây tác động đến niêm mạc dạ dày và có thể gây nên đau dạ dày. Một số loại thuốc hay gặp là:
- Thuốc giảm đau: một số bạn vì thấy khó chịu nên dùng loại thuốc này thường xuyên để giảm đau nhanh chóng. Tác dụng phụ kèm theo của thói quen này chính là làm giảm lượng chất nhầy giúp bảo vệ dạ dày nên dễ làm tổn thương và gây xuất huyết dạ dày.
- Thuốc kháng sinh: Nếu bạn uống thuốc này với liều cao mà không có sự chỉ định của bác sĩ thì sẽ làm cho những vi khuẩn có lợi cho dạ dày bị tiêu diệt hoàn toàn. Vì vậy mà bạn đã giúp cho vi khuẩn Hp từ môi trường ngoài xâm nhập vào cơ thể và khiến cho dạ dày dễ bị tấn công hơn.
Nguy cơ mắc phải bệnh đau dạ dày do thuốc Tây y cũng khá cao. Nhiều người bệnh không theo sự chỉ dẫn của bác sĩ mà tự ý dùng thuốc nên dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho dạ dày.
8. Hút thuốc lá quá nhiều, sử dụng bia, rượu và chất kích thích
Có lẽ tất cả mọi người đều biết thuốc lá rất có hại cho phổi, không những vậy nó còn làm bạn mắc phải căn bệnh về dạ dày. Do trong khói thuốc lá có chứa Nicotine, là một chất nguy hiểm làm thúc đẩy tăng tiết axit dạ dày và pepsin. Vì thế mà khiến cho dạ dày bào mòn nhanh hơn.
Ngoài ra chất độc này còn khiến việc phục hồi vết thương ở niêm mạc tế bào bị cản trở. Khói thuốc sẽ làm ức chế chất Prostaglandin đóng vai trò phục hồi hư tổn của tế bào, không được cơ thể tiết ra được. Điều này làm cho dạ dày bị tổn thương gây nên đau và hình thành vết loét.
Theo thống kê thì nước ta đứng trong các nước có người uống bia rượu cao nhất ở khu vực Đông Nam Á. Cho dù là ở thành phố hay ở nông thôn thì uống rượu bia đã là một thói quen khó bỏ. Và độ tuổi thanh thiếu niên sử dụng bia rượu cũng ngày càng tăng cao, vì vậy mà người mắc bệnh dạ dày cũng tăng theo.
Không những chứa nồng độ cồn cao mà rượu bia khi lên men sẽ chuyển hóa thành acetate. Chất này sẽ làm phá hủy lớp niêm mạc dạ dày, làm dạ dày bị bào mòn dẫn đến loét. Ngoài ra còn khiến dạ dày giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, đồng thời tăng khả năng mắc phải viêm loét, xuất huyết dạ dày và viêm sung huyết.
9. Thói quen sinh hoạt
Thói quen sinh hoạt là một trong số các nguyên nhân đau dạ dày phổ biến. Ăn các thức ăn được chế biến quá mặn, quá cay sẽ khiến cho vi khuẩn Helicobacter pylori hoạt động nhiều hơn, làm hại đến dạ dày.
Bên cạnh đó, việc sử dụng thực phẩm có chứa nhiều caffein sẽ khiến cho dạ dày bị viêm loét bởi caffein là một chất kích thích. Khi chất này được đưa vào cơ thể lúc dạ dày rỗng sẽ khiến cho lượng axit trong dạ dày tăng cao, làm niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Từ đó dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày.
Bên cạnh đó, những người thức khuya, ăn uống không đúng bữa, thường xuyên nhịn đói hay bỏ bữa thường có tỉ lệ mắc bệnh đau dạ dày cao hơn bình thường. Còn với những người mắc bệnh dạ dày rồi sẽ khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Vì vậy, việc xây dựng một thói quen sống văn minh, lành mạnh là vô cùng cần thiết. Hãy tập cho mình những thói quen hàng ngày như ăn uống đúng giờ, nghỉ ngơi hợp lý, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe. Các bộ môn thể thao rất tốt cho người bị đau dạ dày là yoga và ngồi thiền.
Trên đây là 9 nguyên nhân bị đau bao tử thường gặp. Bạn nên chú ý trong quá trình sinh hoạt , ăn uống để phòng tránh bệnh đau dạ dày nhé!