Lợi ích sức khỏe, cách sử dụng và tác dụng phụ của giấm táo

Lợi ích sức khỏe, cách sử dụng và tác dụng phụ của giấm táo

Giấm táo là một chất bảo quản và khử trùng thực phẩm tự nhiên. Đây là một phương pháp khắc phục tại nhà phổ biến để điều trị các vấn đề về tiêu hóa, các bệnh về da, mụn cóc, chấy, gàu và đau họng. Nó là một thực phẩm bổ sung chế độ ăn uống phổ biến để giảm cân, kiểm soát lượng đường và Cholesterol, giảm huyết áp cao và tăng cường miễn dịch.

uong giam tao giam can

Lợi ích sức khỏe, cách sử dụng và tác dụng phụ của giấm táo (ảnh: Internet)

Acid Acetic, Phenol và vi khuẩn probiotic trong giấm táo có thể là những yếu tố tạo ra các lợi ích sức khỏe mà nó có. Bài viết này thảo luận về một số lợi ích cho sức khỏe của giấm táo, cách sử dụng nó và các tác dụng phụ tiềm ẩn của nó.

I. GIẤM TÁO LÀ GÌ?

Giấm táo (ACV) được làm bằng cách lên men nước ép táo (Malus domestica). Nước trái cây lên men (hoặc rượu táo) chứa rượu ethylic được chuyển thành Acid Acetic bởi một vi khuẩn có tên là Acetobacter.

Giấm táo hữu cơ hoặc chưa được khử trùng có chứa vi khuẩn. Những vi khuẩn này, chẳng hạn như nấm men và vi khuẩn, còn được gọi chung là “cái”  rất giàu enzym và protein. Chúng làm cho giấm táo có màu đục đặc trưng và cung cấp probiotic có lợi cho cơ thể.

Giấm táo cũng chứa các khoáng chất, vitamin, polyphenol và Acid Lactic, Citric, Malic và Acetic. Một nghiên cứu báo cáo rằng Acid Gallic và Acid Chlorogenic là các hợp chất phenolic chiếm ưu thế trong giấm cái. Acid Acetic (5%) là hợp chất hoạt động của giấm táo. Nó cũng là nguyên nhân gây ra mùi nồng đặc trưng và vị chua. Nó có thể là nguyên nhân tạo ra nhiều lợi ích sức khỏe của giấm táo.

Bằng chứng giai thoại cho thấy nhiều lợi ích của giấm táo. Hãy cùng adiva.com.vn khám phá những nghiên cứu khoa học đằng sau các lợi ích này.

II. LỢI ÍCH CỦA GIẤM TÁO LÀ GÌ? 

1. Có thể có đặc tính kháng khuẩn

Theo truyền thống, giấm táo được sử dụng làm chất bảo quản và khử trùng thực phẩm. Nó có thể giúp ngăn ngừa sự hư hỏng của thực phẩm vì nó ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, chẳng hạn như Escherichia coli.

Một nghiên cứu báo cáo rằng giấm táo cho thấy đặc tính kháng nấm chống lại nấm Candida. Một trường hợp khác báo cáo đã sử dụng giấm táo để điều trị viêm âm đạo do nấm men candida ở phụ nữ. Giấm táo có đặc tính kháng khuẩn. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn để hiểu các ứng dụng điều trị của nó.

2. Có thể cải thiện tiêu hóa

“Giấm cái” trong giấm táo là các lợi khuẩn. Các lợi khuẩn giúp cải thiện quần thể vi sinh vật đường ruột. Có bằng chứng khoa học cho thấy tiêu thụ thực phẩm lên men có thể giúp giữ cho đường ruột khỏe mạnh. Những vi khuẩn tốt này giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể và còn ngăn chặn sự phát triển của mầm bệnh. Vi khuẩn probiotic giúp giảm viêm, tăng cường miễn dịch và cũng có thể cải thiện sức khỏe tâm thần.

Giấm táo chứa Acid Acetic. Các nghiên cứu trên động vật đã báo cáo rằng Acid Acetic có khả năng được sử dụng như một phương pháp điều trị viêm loét đại tràng.

Không có đủ thông tin để xác định xem giấm táo có giúp điều trị chứng trào ngược acid hay không. Một nghiên cứu đã nhấn mạnh “khoảng cách” giữa những tuyên bố mang tính giai thoại và bằng chứng thực nghiệm liên quan đến việc sử dụng giấm táo để điều trị các triệu chứng thực quản.

3. Có thể thúc đẩy giảm cân

Các đặc tính kháng viêm và kháng mỡ của giấm táo có thể ngăn ngừa béo phì và các biến chứng tim liên quan đến béo phì do chế độ ăn nhiều chất béo gây ra. Điều này đã được phát hiện trong các nghiên cứu trên chuột. Một nghiên cứu khác trên chuột được nuôi bằng chế độ ăn nhiều chất béo đã báo cáo rằng giấm táo có thể làm giảm nguy cơ béo phì nhờ hoạt động chống oxy hóa của nó.

Kết quả từ các nghiên cứu trên động vật đã kết luận rằng giấm táo có hoạt tính chống tăng lipid máu đáng kể ở chuột bị tăng lipid máu (Cholesterol cao). Ở những con chuột được điều trị bằng giấm táo cũng cho thấy có sự giảm cân. Các thông số lipid của chúng cũng phù hợp.

Trong các nghiên cứu khác, những đối tượng thử nghiệm được cho tiêu thụ giấm táo trong 8 tuần có mức chất béo hoặc lipid không lành mạnh thấp hơn.

Theo một nghiên cứu của Nhật Bản, giấm cũng có tác dụng chống béo phì. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng ăn giấm làm giảm trọng lượng cơ thể (giảm cân), khối lượng mỡ trong cơ thể, mỡ nội tạng và mức chất béo trung tính trong huyết thanh ở những người Nhật Bản béo phì.

uong giam tao giam can

Theo một nghiên cứu của Nhật Bản, giấm táo cũng có tác dụng chống béo phì (ảnh: Internet)

Trong một nghiên cứu khác, giấm cũng làm tăng cảm giác no sau bữa ăn bánh mì ở những đối tượng khỏe mạnh. Điều này có thể giúp chống lại bệnh béo phì. Một nghiên cứu khác nói rằng sử dụng giấm có thể giúp giảm đường huyết sau ăn.

Tuy nhiên, cộng đồng khoa học vẫn chia rẽ về hiệu quả của giấm táo trong việc giảm cân. Do đó, chúng ta cần nhiều nghiên cứu hơn về vấn đề này.

4. Có thể cải thiện sức khỏe tim mạch

Các nghiên cứu trên động vật đã tiết lộ rằng giấm có thể làm giảm chất béo trung tính và Cholesterol trong máu. Acid Acetic trong chế độ ăn uống làm giảm tổng lượng Cholesterol và Triacylglycerol trong huyết thanh ở chuột được nuôi bằng chế độ ăn nhiều Cholesterol.

Một nghiên cứu đã phân tích tác động của giấm đối với thỏ tăng Cholesterol máu. Giấm làm giảm hầu hết các thông số sinh hóa, như Cholesterol, protein phản ứng C (CRP) và Apolipoprotein A (ApoA), những chất này có thể làm tăng nguy cơ rối loạn tim mạch, như xơ vữa động mạch.

Tăng huyết áp hoặc huyết áp cao có thể dẫn đến các vấn đề về tim. Người ta cũng phát hiện thấy giấm làm giảm huyết áp ở chuột. Những nghiên cứu sơ bộ này trên động vật cần được xác nhận ở người.

5. Có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

Các nghiên cứu trên chuột mắc bệnh tiểu đường đã tiết lộ rằng giấm táo có thể làm giảm mức đường huyết. Ở những người khỏe mạnh, giấm táo có thể làm giảm lượng đường trong máu và đáp ứng Insulin sau bữa ăn. Tuy nhiên, ở những đối tượng mắc bệnh tiểu đường, nó không làm chậm tình trạng phóng xuất co bóp của dạ dày (gastric emptying, GE) qua đường ăn.

Hầu hết các nghiên cứu đều khẳng định rằng giấm làm giảm lượng đường huyết. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác chỉ ra rằng giấm có thể hiệu quả hơn trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu ở những người khỏe mạnh hơn những người mắc bệnh tiểu đường.

6. Có thể tăng cường sức khỏe làn da

Giấm táo có chứa Alpha-Hydroxy Acid, bao gồm Acid Lactic và Malic. Các acid này đã được sử dụng rộng rãi trong chăm sóc da.

Acid Lactic cải thiện độ ẩm của da. Nó cũng nhẹ nhàng tẩy tế bào chết trên da (làm bong tróc các lớp da chết), cải thiện vẻ ngoài da và giúp giảm nếp nhăn bằng cách thúc đẩy quá trình đổi mới tế bào. Acid Lactic cũng được báo cáo là có thể điều trị quầng thâm và tăng sắc tố khi kết hợp với Acid Trichloroacetic.

Các nghiên cứu báo cáo rằng giấm trong kem base (kem lót) giúp cải thiện tình trạng viêm da cơ địa ở chuột. Bằng chứng giai thoại cho thấy giấm táo có thể giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh vẩy nến, bao gồm ngứa và các mảng vảy. Tuy nhiên, không có dữ liệu khoa học nào chứng minh cho khẳng định này.

Giấm táo có hoạt tính kháng khuẩn. Nó có thể giúp điều trị da bị mụn trứng cá. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn để đảm bảo khẳng định này.

Việc bôi giấm táo ngoài da có thể gây bỏng và kích ứng da. Do đó, hãy thận trọng khi dùng nó.

7. Có thể cải thiện khả năng miễn dịch

Giấm táo rất giàu chất chống oxy hóa và Phenol. Những hợp chất này giúp loại bỏ độc tố từ các tế bào được tạo ra trong quá trình stress oxy hóa. Nhiều phương pháp dân gian sử dụng giấm táo để điều trị các bệnh liên quan đến viêm, như bệnh đa xơ cứng, viêm cột sống dính khớp và viêm khớp dạng thấp.

Tuy nhiên, bằng chứng khoa học về khía cạnh này rất khan hiếm. Ngược lại, một nghiên cứu tuyên bố giấm táo không có hiệu quả như một chất chống bệnh viêm khớp và kháng viêm ở chuột bị viêm khớp bổ trợ.

8. Có thể giúp điều trị các triệu chứng của Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Một nghiên cứu đã khảo sát ảnh hưởng của giấm táo với giấm cái (men và vi khuẩn có lợi) đối với các hormone sinh sản. Giấm táo làm giảm mức độ Estrogen và Testosterone nhưng làm tăng mức độ Progesterone ở chuột Wistar.

Nghiên cứu cho thấy rằng việc hấp thụ giấm táo có thể giúp điều chỉnh chức năng phóng noãn ở phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang. Người ta cũng báo cáo rằng tiêu thụ 15 g giấm táo mỗi ngày trong 90 đến 110 ngày giúp cải thiện độ nhạy Insulin và phục hồi kinh nguyệt đều đặn.

Đây là những lợi ích tiềm năng của giấm táo. Một số trong số chúng vẫn chưa được xác nhận ở người. Trong phần sau, chúng ta sẽ xem xét liều lượng của giấm táo và cách sử dụng nó.

III. LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG 

Các phương thuốc truyền khẩu gợi ý bạn nên uống 1 muỗng cà phê đến 2 muỗng canh (10–30 ml) giấm táo mỗi ngày. Nó có thể được trộn với nước và uống hoặc có thể được thêm vào nước chấm salad và nước xốt marinat. Dưới đây là vài công thức dùng giấm táo nhằm vào sức khỏe cụ thể (không có công thức nào trong số này được nghiên cứu hỗ trợ cả, do đó hãy hỏi ý kiến ​​của bác sĩ trước khi thử bất kỳ công thức nào):

  • Tiêu hóa

Những gì bạn cần:

  • 15-30 ml giấm táo
  • 1 ly nước

Thực hiện:

Hòa giấm táo vào nước và uống trước bữa ăn.

  • Giảm cân

Những gì bạn cần:    

  • 15-30 ml giấm táo
  • Một vài giọt nước chanh
  • 1 ly nước

Thực hiện:

Hòa giấm táo vào nước và uống khi bụng đói vào sáng sớm.

  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Những gì bạn cần:

  • 15 ml giấm táo

Thực hiện:

Uống một muỗng canh giấm táo mỗi ngày trong khoảng 3-6 tháng.

  • Xả tóc

Những gì bạn cần:

  • 10 ml giấm táo
  • 1 muỗng canh mật ong
  • Một vài giọt nước chanh
  • Nước (khi cần thiết)

   Sử dụng giấm táo như một loại nước xả tóc sau khi gội đầu (ảnh: Internet)

Thực hiện:

Trộn tất cả các thành phần trong nước và sử dụng nó như một loại nước xả tóc sau khi gội đầu. Mùi giấm sẽ biến mất dần dần.

  • Toner cho da

Những gì bạn cần:

  • 10 ml giấm táo
  • 10 ml nước hoa hồng
  • 20 ml nước

Thực hiện:

Trộn tất cả các thành phần trong nước. Nhúng một miếng bông vào hỗn hợp này và chấm đều lên da. Bạn cũng có thể bôi lên mặt. Sử dụng giấm táo pha loãng vì giấm táo đậm đặc có thể gây bỏng hoặc kích ứng da.

Sử dụng kem dưỡng ẩm sau bước này.

  • Nước súc miệng

Những gì bạn cần:

  • 15 ml giấm táo
  • 30 ml nước

Thực hiện:

Dùng giấm pha loãng làm nước súc miệng. Ngậm và súc trong 20-30 giây rồi súc sạch miệng lại bằng nước. Điều này sẽ tiêu diệt vi khuẩn trong miệng và ngăn ngừa hôi miệng.

Bạn có thể thử sử dụng giấm táo theo những cách này và trải nghiệm kết quả. Tuy nhiên, giấm táo cũng có thể gây ra tác dụng phụ ở một số người.

IV. TÁC DỤNG PHỤ CỦA GIẤM TÁO

Giấm táo tương đối an toàn để dùng. Tuy nhiên, tính chất acid của nó có thể gây ra cảm giác nóng nhẹ ở cổ họng và dạ dày.

Nó có thể làm hỏng men răng và gây mòn răng.

Trong một nghiên cứu, dùng giấm táo kéo dài đã gây ra giảm kali máu (thiếu kali) ở một phụ nữ.

Việc bôi giấm không pha loãng ngoài da có thể dẫn đến bỏng và kích ứng da.

Giấm táo  cũng có thể gây buồn nôn, trào ngược acid, ợ hơi, đầy hơi và đi tiêu không đều.

Theo truyền thống, giấm táo được sử dụng để nấu ăn, ngăn ngừa thực phẩm bị hư hỏng, khử trùng bề mặt và rau quả. Có một vài nghiên cứu sơ bộ cho thấy nó có tác dụng chống đái tháo đường, hạ lipid máu, kháng khuẩn và kháng viêm.

Giờ thì các bạn đã biết lợi ích sức khỏe, cách sử dụng và tác dụng phụ của giấm táo rồi đó. Và các bạn thấy rồi đó: Các bài thuốc giai thoại đã phóng đại lợi ích sức khỏe của nó. Có một số khoảng cách giữa các lợi ích y tế của nó và dữ liệu khoa học. Do đó, bạn có thể sử dụng giấm táo, nhưng hãy thận trọng. Hãy hỏi ý kiến ​​của bác sĩ nếu bạn có gì thắc mắc.

Chúng ta đã biết tác dụng của giấm táo không chỉ cho sức khỏe mà còn là một nguyên liệu tự nhiên để làm đẹp. Nhưng các bạn hãy cẩn trọng khi sử dụng nó nhé. Nếu có những vấn đề về da như da khô sạm, có nhiều nếp nhăn mà e ngại sử dụng giấm táo, các bạn hãy chọn cho mình một thực phẩm làm đẹp uy tín đang được hàng triệu chị em tin dùng để nhanh chóng loại bỏ các dấu vết làm chúng ta già đi các bạn nhé.

Bạn cần tư vấn, hãy gọi ngay đường dây nóng 1900 555 552 để được giải đáp tường tận các bạn nhé.

 

Nguồn tham khảo: Apple Cider Vinegar: Health Benefits, How To Use, And Side Effects (theo stylecraze.com)