Bạn phát hiện bị đau dạ dày, bạn cầm phiếu xét nghiệm từ bác sĩ và kết luận bị nhiễm Hp. Bạn bắt đầu lăn tăn, lo lắng không biết rằng vi khuẩn Hp có chữa khỏi không? Ở bài viết này, ADIVA sẽ giúp bạn có câu trả lời khách quan nhất, từ đó chăm sóc sức khỏe của mình một cách tốt nhất.
Vi khuẩn Hp có chữa khỏi không?
Trước tiên, ADIVA sẽ giúp bạn đọc có câu trả lời khách quan nhất cho vấn đề vi khuẩn Hp có chữa khỏi không? Theo chuyên gia, bác sĩ cho hay: Việc điều trị vi khuẩn Hp có khỏi hay không là còn phụ thuộc vào ý thức của người bệnh.
Khi bị nhiễm Hp, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh kéo dài ít nhất 2 tuần, có thể điều trị duy trì trong khoảng thời gian 4-8 tuần để chữa trị. Cũng nên nhớ rằng, vi khuẩn Hp rất dễ kháng thuốc. Cho nên, quá trình điều trị cần phải tuân thủ theo phác đồ mà bác sĩ đưa ra.
Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý tới lối sống, chế độ ăn uống hàng ngày phải khoa học. Nếu không, quá trình điều trị sẽ kéo dài, tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn. Tóm lại, khi bàn về vi khuẩn Hp có chữa được không thì câu trả lời là “Có nếu như tuân thủ theo phác đồ điều trị và có lối sống, ăn uống, làm việc lành mạnh”.
Vi khuẩn Hp dương tính có nguy hiểm không?
Khi phát hiện cơ thể bị mắc vi khuẩn Hp, chớ vội xem thường, vì đây là dấu hiệu nguy hiểm. Vi khuẩn Hp chính là yếu tố gây ra bệnh ung thư dạ dày. Nhưng nhiễm vi khuẩn này có chuyển sang ung thư dạ dày hay không thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như cơ địa của từng người, chế độ ăn uống, độc tính của vi khuẩn …
Bất cứ bệnh lý nào cũng điều nguy hiểm, nặng hay nhẹ mà thôi. Do đó, chớ vội xem thường mà ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Việc cần làm khi phát hiện mắc vi khuẩn Hp là phải đi bác sĩ để có giải pháp điều trị phù hợp nhất.
Vi khuẩn Hp có lây không?
Giải đáp vấn đề này, các chuyên gia trả lời như sau: Vi khuẩn này hoàn toàn có khả năng lây lan từ người mang vi khuẩn sang người lành. Cho nên, hãy cẩn thận nếu có người nhà bị nhiễm vi khuẩn Hp. Thông thường, vi khuẩn Hp lây lan theo 3 đường dưới đây:
+ Đường miệng: Việc tiếp xúc nước bọt, dịch tiết đường tiêu hóa của người mắc bệnh cho người lành. Đặc biệt, trong gia đình có người bị nhiễm khuẩn Hp thì nguy cơ lây lan rất là cao.
+ Đường phân: Vi khuẩn đào thải qua phân cũng chính là nguồn lây lan sang cộng đồng. Nếu bạn có thói quen ăn rau sống thì nguy cơ mắc phải vi khuẩn Hp cũng rất cao.
+ Đường khác: Việc dùng chung các thiết bị y tế chẳng hạn như trong nội soi dạ dày, dụng cụ nha khoa, dụng cụ tai mũi họng,… Do đó, để phòng chống Hp, cần phải vệ sinh tiệc trùng các dụng thiết bị y tế sau mỗi lần dùng.
Nắm rõ được vi khuẩn Hp có chữa khỏi không rồi thì chúng ta cùng tham khảo điều trị vi khuẩn Hp bao lâu và áp dụng như thế nào cho khoa học nhất.
Điều trị vi khuẩn Hp trong bao lâu?
Để nắm rõ điều trị vi khuẩn Hp trong bao lâu, ADIVA mời bạn đọc dõi theo các thông tin hữu ích dưới đây để có kiến thức chữa bệnh hiệu quả khi mắc phải:
Phác đồ điều trị Hp 2019
Tìm đến thuốc Tây y, thuốc đông y chữa vi khuẩn Hp là điều mà tất cả người bệnh ai cũng phải thực hiện. Tuy nhiên, ở bài viết này ADIVA chia sẻ cho bạn đọc phác đồ điều trị Hp 2019, để điều trị dứt điểm khi phát hiện.
Tùy theo từng thực trạng bệnh lý mà bác sĩ sẽ kê phác đồ điều trị khác nhau cho bệnh nhân. Dưới đây là phác đồ chữa trị phổ biến:
[banner-ads product=”micell”]
Phác đồ 3 thuốc chuẩn ban đầu đó là sử dụng thuốc PPI và 2 loại kháng sinh.
Thời gian uống: từ 10-14 ngày.
Công dụng của PPI: Đây là thuốc ức chế bơm proton, có chức năng giảm tiết acid dịch vị.
Liều dùng: Uống omeprazol 01 viên 2 lần trên ngày, Clarithromycin 500mg/lần ngày 2 lần và Amoxicillin 1g/lần ngày 2 lần.
Để có phác đồ điều trị chuẩn nhất cho tình trạng bệnh hiện tại, tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm.
Ăn gì để diệt vi khuẩn Hp?
Lăn tăn, bị vi khuẩn Hp không nên ăn gì, ăn gì để diệt vi khuẩn Hp là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm đến khi mắc phải. Trong chế độ ăn uống hàng ngày, bạn nên sử dụng nguồn thực phẩm sau để chăm sóc sức khỏe của mình:
+ Tỏi giàu allicin, giúp ức chế Helicobacter pylori.
+ Ăn rau như bông cải xanh, cải bắp, cà rốt…giúp ức chế vai trò của vi khuẩn Hp.
+ Trái cây như nho, anh đào, dâu, quả việt quất….có khả năng ức chế Helicobacter pylori.
+ Ăn gừng, thực phẩm này hoạt động như một tác nhân kháng khuẩn, bảo vệ dịch nhầy dạ dày, giảm viêm, giúp ức chế sự phát triển của H. pylori.
+ Dung nạp vitamin C (đặc biệt là trái cây có múi), nguồn thực phẩm này có khả năng làm giảm viêm và chống lại nhiễm khuẩn H. pylori.
+ Ăn củ nghệ, được xem là chất chống viêm, chống gây đột biến và chất chống oxy hóa mạnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy, củ nghệ có thể diệt trừ nhiễm H. pylori. Do đó, bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày rất hữu hiệu.
Bị vi khuẩn Hp không nên ăn gì?
Bên cạnh quan tâm tới thực phẩm nên ăn thì người bệnh nên tìm hiểu bị vi khuẩn Hp không nên ăn gì? Người bệnh nhiễm khuẩn Hp nên kiêng các nguồn thực phẩm sau:
+ Thực phẩm cay nóng như bột ớt, hạt tiêu đen, ớt đỏ, bột mù tạt, quế, đinh hương, hạt nhục đậu khấu và hạt mù tạt,… chỉ kích thích dạ dày.
+ Kiêng cử nguồn thực phẩm giàu chất béo và chiên
+ Kiêng cử thực phẩm chế biến, có đường
+ Hãy kiêng cử nguồn thực phẩm và đồ uống có tính axit
+ Hạn chế dung nạp sữa và các sản phẩm từ sữa
+ Tuyệt đối nên kiêng cử rượu
+ Bệnh nhân nên kiêng cử caffeine
+ Cần kiêng cử thuốc lá điếu và hút thuốc
+ Không nên sử dụng thuốc chống viêm không steroid
Nghệ có diệt được vi khuẩn Hp?
Như nói trên, nghệ có thể diệt được vi khuẩn Hp, sở dĩ như vậy là bởi nó hoạt động bằng cách ngăn chặn các con đường Shikimat – mà đây là con đường cần thiết cho sản xuất trao đổi chất trong vi khuẩn.
Do đó, ngày nay có nhiều thuốc đông y chữa vi khuẩn Hp chiết xuất từ củ nghệ được bán phổ biến trên thị trường hiện nay. Trong toa, bác sĩ thường kê thêm cho bệnh nhân dùng để hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng hơn.
Vậy là ADIVA đã giúp bạn giải đáp vấn đề vi khuẩn Hp có chữa khỏi không rồi đấy! Hãy chăm sóc sức khỏe của mình một cách tốt nhất các bạn nhé! Việc điều trị vi khuẩn Hp bao lâu còn phụ thuộc vào khả năng tuân thủ hàng ngày của người bệnh. Do đó, hãy lưu lại kiến thức hữu ích này để nói không với căn bệnh nguy hiểm này.
Bên cạnh đó, nếu bạn đang tìm kiếm chế phẩm từ củ nghệ để hỗ trợ điều trị bện lý này thì sản phẩm viên uống Nghệ Micell ADIVA là một gợi ý hoàn hảo cho sức khỏe dạ dày. Được chiết xuất 100% từ củ nghệ tại Đức, ứng dụng công nghệ Nano – Micelles. Tinh chất nghệ dạng lỏng, vỏ nang Gelatin chiết xuất từ thực vật. Cho nên viên uống giúp tăng sinh khả dụng gấp 185 lần tinh nghệ thông thường.
Để được tư vấn kỹ lưỡng hơn về sản phẩm, vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 1900 555 552, chuyên viên ADIVA sẽ tư vấn ngay cho bạn.