Căng thẳng gây mất xương như thế nào?

Căng thẳng gây mất xương như thế nào? Trong cuộc sống thường nhật chúng ta phải đối mặt với nhiều vấn đề như học tập, công việc, tình cảm đôi lứa, các điều bất như ý trong quan hệ xã hội… khiến rất nhiều người rôi vào trạng thái căng thẳng. Ít ai biết rằng căng thẳng đem lại cho chúng ta rất nhiều hệ lụy, trong đó có mang tới bệnh tật mà chúng ta không lường trước được. Một trong những hệ lụy đó là căng thẳng sẽ làm cho bạn bị mất xương. Nghe có vẻ khó tin quá phải không? Muốn biết, mời các bạn theo dõi bài viết căng thẳng gây mất xương sẽ rõ.

Căng thẳng gây mất xương như thế nào?

Cơ thể chúng ta phản ứng với căng thẳng bằng cách sản xuất hormone Cortisol. Một trong nhiều tác dụng của Cortisol đối với cơ thể là làm xương yếu hơn. Khi bạn bị căng thẳng, xương của bạn bắt đầu đổ các khoáng chất cần thiết cho sự hình thành xương vào máu vì lợi ích của các mô khác. Thật không may, nếu bạn gặp căng thẳng mãn tính, xương của bạn liên tục bị thiếu khoáng chất, có thể dẫn đến mất xương.

Căng thẳng gây mất xương như thế nào?

Căng thẳng khiến xương của bạn liên tục bị thiếu khoáng chất, có thể dẫn đến mất xương (hình: Internet)

Cortisol và sự mất xương

Sự hình thành xương bị gián đoạn do cơ thể bạn vẫn trong tình trạng căng thẳng mãn tính. Không có nhiều sự nghỉ ngơi và sửa chữa cần thiết, cơ thể bạn đơn giản là không thể theo kịp quá trình tạo xương.

Một lượng nhỏ Cortisol là cần thiết cho sự phát triển xương bình thường, nhưng một lượng lớn Cortisol sẽ ngăn chặn sự phát triển của xương. Các dạng tổng hợp của Cortisol, được gọi là Glococorticoids có thể làm giảm quá trình tạo xương và tăng khả năng tái hấp thu xương.

Căng thẳng gây mất xương như thế nào? 1

Một lượng nhỏ Cortisol là cần thiết cho sự phát triển xương bình thường, nhưng một lượng lớn Cortisol sẽ ngăn chặn sự phát triển của xương (hình: Internet)

Cortisol có xu hướng ức chế hoạt động của các tế bào tạo xương được gọi là Osteoblasts (tế bào xương)  và tế bào tạo sụn được gọi là tế bào Chrondocytes. Điều này dẫn đến một sự tăng gấp đôi trong đó không chỉ Cortisol dư thừa làm tăng tốc độ phá vỡ các mô, mà còn cản trở quá trình xây dựng và sửa chữa các mô này.

Hormon căng thẳng kích hoạt sự tái hấp thu khoáng chất xương đối với các acid amin tự do được sử dụng làm nguồn năng lượng thông qua quá trình Gluconeogenesis. Hormon căng thẳng tác động gián tiếp lên xương bằng cách cản trở sự hấp thụ canxi gây ức chế sự phát triển của tế bào xương. Điều này gây ra sự gia tăng tái hấp thu xương, và cuối cùng làm giảm mật độ khoáng xương.

[banner-ads product=”gold”]

Loãng xương

Khi bạn bị căng thẳng liên tục, cơ thể bạn sẽ tăng mức Cortisol. Khi nồng độ Cortisol của bạn cao, cơ thể bạn sẽ ở trong tình trạng viêm khiến nó trở nên kém hấp thu canxi. Thậm chí sẽ có sự gia tăng đáng kể trong việc bài tiết canxi. Osteoblasts (tế bào xương) bị giảm và ức chế khả năng của xương để làm mới những gì cần thiết nhằm giữ cho xương chắc khỏe.

Căng thẳng mãn tính gây ra sự suy giảm canxi  nhanh đến mức chế độ ăn  không thể thay thế đủ khoáng chất đã mất. Xương liên tục bị rò rỉ canxi, dẫn đến xương xốp hơn, xương giòn và loãng xương.

Căng thẳng gây mất xương như thế nào? 2

Căng thẳng mãn tính gây ra sự suy giảm canxi  nhanh đến mức chế độ ăn  không thể thay thế đủ khoáng chất đã mất (hình: Internet)

+ Xem thêm: Cách chữa da sần vỏ cam ?

Viêm khớp

Có một số cách viêm khớp có thể xảy ra do quá nhiều Cortisol và / hoặc viêm trong cơ thể.

Cortisol cũng là một hormone chống viêm. Một lượng lớn Cortisol ức chế các chức năng sửa chữa cơ thể vì chúng chọn sử dụng năng lượng cho các chức năng chiến đấu hay chạy trốn hơn là phản ứng với viêm. Ngoài ra viêm trong ống ruột hoặc từ các hóa chất viêm lưu thông khắp cơ thể do chế độ ăn uống kém hoặc thuốc chống viêm gây ra việc giải phóng các enzyme làm hỏng sụn khớp, dẫn đến viêm khớp.

Căng thẳng hàng ngày có thể ảnh hưởng đến đau viêm khớp. Nó cũng có thể tạo ra một vòng luẩn quẩn. Đau do viêm khớp có thể góp phần vào một tình huống căng thẳng, và đến lượt tình huống căng thẳng có thể làm cho cơn đau trở nên tồi tệ hơn.

Kiểm soát căng thẳng cho xương chắc khỏe

Hãy xác định cái gì gây ra căng thẳng cho bạn thì mới có thể giúp đỡ được. Có thể bạn không thể khắc phục tình hình, nhưng bạn có thể tìm ra cách giảm căng thẳng để kiểm soát nó. Tham gia vào các hoạt động thư giãn và tập thể dục có thể là một chiến lược hiệu quả. Điều này cũng quan trọng vì giúp bạn tránh ăn quá nhiều, được coi là một cách để đối phó với căng thẳng, ăn quá nhiều có thể dẫn đến béo phì và làm nặng thêm bệnh viêm khớp.

Những người mắc hội chứng Cushing có chất Cortisol cao dẫn đến mất xương. Những người mắc chứng chán ăn tầm thần (*) cũng có Cortisol cao dẫn đến mất xương và cơ bắp. Các nghiên cứu cho thấy việc giải quyết các bệnh này cũng có thể giải quyết việc sản xuất quá mức Cortisol, do đó có thể giúp phục hồi sụn, xương và các mô cơ.

(*) Chán ăn tâm thần (Anorexia nervosa) là một rối loạn ăn uống đặc trưng bởi sự hạn chế  quá mức các thức ăn và nỗi sợ vô lý của sự tăng cân, cũng như sự biến dạng cơ thể. Nó  liênquan đến giảm cân quá mức và thường gặp ở phụ nữ 10 lần nhiều  hơn ở nam giới.

Căng thẳng gây mất xương như thế nào? 3

Điều quan trọng nhất trong việc ngăn ngừa mất xương là tránh căng thẳng ngay từ đầu (hình: Internet)

Thu nạp một lượng canxi hàng ngày và các chất dinh dưỡng cần thiết khác để giữ cho xương chắc khỏe là một điều tốt. Nhưng điều quan trọng nhất trong việc ngăn ngừa mất xương là tránh căng thẳng ngay từ đầu. Đối với những người đã trải qua mất xương, điều quan trọng là phải có đủ dinh dưỡng, thư giãn và tuyệt đối không được quên:  Tránh những thứ có thể gây hại cho xương.

Giờ thì các bạn đã biết căng thẳng gây mất xương như thế nào rồi phải không. Muốn không bị loãng xương thì nhưng ở trên đã nói: Điều quan trọng nhất trong việc ngăn ngừa mất xương là tránh căng thẳng ngay từ đầu. Và stress – căng thẳng – không chỉ làm bạn bị mất xương mà nó còn ảnh hưởng xấu tới làn da của bạn, làm bạn nhanh bị lão hóa. Như vậy không chỉ có xương, làn da của chúng ta cũng rất cần được chăm sóc. Đối với các chị em tuổi trung niên, ngoài việc bị mất xương, còn bị lão hóa da. Để nhanh xóa mờ nếp nhăn và đẩy mạnh quá trình chống lão hóa,  hãy uống ngay sản phẩm ADIVA nhé.

Là các tín đồ làm đẹp, chắc rằng các chị tuổi trung niên đều biết rằng lão hóa da có liên quan mật thiết với việc suy giảm Collagen.  Thành phần quan trọng trong cấu trúc da là Collagen, da sẽ chùng nhão, chảy xệ và lão hóa da nhanh chóng nếu thiếu Collagen. Do đó các chị tuổi 40 trở lên hãy uống ngay “Dưỡng chất uống làm đẹp ADIVA GOLD” để hỗ trợ tăng sức đề kháng cho da, xóa nếp nhăn và ngăn chặn quá trình lão hóa hiệu quả. Không chỉ có vậy, trong ADIVA GOLD còn có nhiều dưỡng chất quý khác giúp bảo vệ sức khỏe cực tốt.

Nguồn tham khảo; How Stress Can Cause Bone Loss – https://happyphysio.com.au/stress-can-cause-bone-loss/