Vi khuẩn Hp trong dạ dày là vấn đề khiến nhiều người bệnh lo lắng, bởi nó là nguyên nhân khiến dạ dày ngày càng tồi tệ hơn và khó khăn trong việc điều trị dứt điểm. Ở bài viết này, mời bạn đọc dõi theo những kiến thức hữu ích về vi khuẩn Hp dương tính và giải pháp điều trị bệnh lý hiệu quả nên tuân thủ theo để không phải đối diện với căn bệnh này.
Viêm dạ dày Hp dương tính là gì?
Vi khuẩn Hp dương tính là một thuật ngữ dùng để nói bạn đã bị nhiễm vi khuẩn Hp trong dạ dày. Để kết luận được điều này thì cần tiến hành xét nghiệm ở bệnh viện, cơ sở y tế hoặc phòng khám chuyên khoa về dạ dày. Ngược lại, nếu kết quả vi khuẩn Hp trong dạ dày là âm tính thì vi khuẩn Hp không tồn tại trong dạ dày của bạn.
Viêm dạ dày tá tràng là căn bệnh có thể gặp ở bất cứ ai, từ trẻ con cho đến người lớn, người già. Tuy nhiên, người lớn tuổi dễ mắc bệnh này hơn. Do đó, phòng bệnh là điều cần thiết. Bởi, nếu bạn bị viêm dạ dày tá tràng mà nguyên nhân là do vi khuẩn Hp thì việc điều trị rườm rà, cần phải dứt điểm nếu không bệnh sẽ tái phát lại nhanh chóng.
Việc tiêu diệt hết vi khuẩn Hp đang ngự trị trong cơ thể là cả một hành trình dài. Để hết bệnh, người bệnh cần kết hợp với phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa, tuân thủ lối sống khoa học, ăn uống hợp lý và cần dùng thêm sản phẩm hỗ trợ thì bệnh mới cải thiện theo chiều hướng tích cực.
Do đó, nếu đi xét nghiệm về mà bác sĩ kết luận vi khuẩn Hp dương tính thì bạn đừng quá lo lắng. Hãy bình tĩnh và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời chớ chủ quan, uống thuốc không đúng, không đủ, chỉ khiến vi khuẩn Hp có cơ hội sinh sôi, nẩy nở gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới dạ dày.
Xét nghiệm vi khuẩn Hp dương tính
Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền y học hiện đại, viêm dạ dày tá tràng không còn là điều quá khó khăn để điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, người bệnh cần phối hợp chặt chẽ thì bệnh lý mới cải thiện. Do đó, khi thấy cơ thể có những dấu hiệu về bệnh lý đau dạ dày, hãy đi khám bác sĩ ngay để biết cơ thể mình đang bị gì.
Xét nghiệm vi khuẩn Hp dương tính khi có triệu chứng bệnh lý
Có một số phương pháp để xét nghiệm kiểm tra có vi khuẩn Hp trong dạ dày hay không. Dưới đây là các phương pháp thường được bác sĩ áp dụng cho bệnh nhân:
+ Tiến hành nội soi dạ dày,
+ Tiến hành kiểm tra nhanh ure,
+ Tiến hành kiểm tra phân,
+ Tiến hành xét nghiệm máu,
+ Xét nghiệm hơi thở của người bệnh, …
Trong mỗi một loại xét nghiệm có tiêu chuẩn đánh giá Hp dương tính và có kết quả chính xác khác nhau. Do đó, tùy theo nhu cầu, thể trạng, điều kiện cho phép mà bác sĩ tiến hành phương pháp khác nhau cho mỗi người.
Xét nghiệm vi khuẩn Hp trong dạ dày là điều cần thiết trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Đây là việc mà các bác sĩ chuyên khoa khuyên nên làm. Bởi, bạn có biết theo thông tin nghiên cứu mới đây, tỷ lệ người nhiễm vi khuẩn Hp ở nước ta lên đến 70%. Trong đó, tại Hà Nội, cứ 1.000 người thì có tới hơn 700 ca bị nhiễm bệnh vi khuẩn Hp, 1 con số báo động. Còn ở tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh thì 90% người bị viêm dạ dày có sự tác động bởi vi khuẩn Hp.
Như vậy, con số người mắc bệnh này thật khủng, cho nên việc xét nghiệm để kiểm tra có vi khuẩn Hp trong dạ dày hay không là vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho chính bạn và mọi người xung quanh.
Giải đáp vấn đề vi khuẩn Hp trong dạ dày có nguy hiểm không?
Vi khuẩn Hp dương tính nguy hiểm tới sức khỏe, vì vậy khi phát hiện bệnh lý cần phải có giải pháp để điều trị ngay. Theo các bác sĩ cho hay, vi khuẩn Hp chính là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn tới bệnh ung thư dạ dày.
Tuy nhiên, khi cơ thể bạn bị nhiễm khuẩn này có chuyển sang bệnh ung thư dạ dày hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác tác động như:
+ Phụ thuộc vào cơ địa của từng người,
+ Phụ thuộc vào chế độ ăn uống và độc tính của vi khuẩn.
Bạn hãy hình dung rằng, nó cũng giống như việc bạn thường xuyên uống rượu, bia, hút thuốc,…sẽ làm tăng nguy cơ gây ra ung thư dạ dày, đặc biệt là căn bệnh ung thu phần trên dạ dày gần thực quản.
Minh chứng điều này dựa trên các số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ ung thư dạ dày tăng gấp đôi ở người hút thuốc lá, cụ thể tỷ lệ này cũng tăng lên rõ rệt ở những người trên 50 tuổi.
Như vậy, cần phải tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị bệnh lý khi mắc bệnh.
Điều trị viêm dạ dày Hp dương tính thế nào?
Là bệnh lý nguy hiểm, cho nên quá trình điều trị cần hết sức lưu ý để duy trì một sức khỏe ổn định nhất có thể.
Đối tượng nhiễm khuẩn Hp cần tiêu diệt
+ Viêm dạ dày tá tràng (viêm loét dạ dày tá tràng).
+ Bệnh nhân mắc bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu.
+ Bệnh nhân ung thư dạ dày đã được điều trị.
+ Bệnh nhân bị thiếu máu do thiết sắt.
Đối tượng điều trị dự phòng nhiễm khuẩn Hp
+ Những người mong muốn diệt trừ Hp.
Vi khuẩn Hp là nguyên nhân gây ra các bệnh lý về dạ dày
+ Gia đình có người mắc bệnh ung thư dạ dày
+ Những ai bị viêm teo niêm mạc dạ dày sử dụng thuốc chống viêm không steroid(NSAIDs) trong thời gian kéo dài.
+ Người có polyp dạ dày.
Bác sĩ sẽ điều trị viêm dạ dày Hp dương tính phù hợp với từng cơ địa bệnh nhân. Thông thường, phương pháp là kết hợp các loại thuốc kháng sinh và kèm 1 loại thuốc giảm tiết acid dịch vị để điều trị.
Nên lưu ý rằng, chớ tự điều trị tại nhà, vì việc làm này chỉ khiến bệnh lý ngày càng nghiêm trọng hơn mà thôi.
Phác đồ điều trị viêm dạ dày Hp dương tính
[banner-ads product=”micell”]
Bác sĩ sẽ là người đưa ra phác đồ điều trị viêm dạ dày Hp dương tính cho từng bệnh nhân. Cho nên, để biết mình dùng phác đồ nào thì cần phải phối hợp với bác sĩ chuyên khoa cụ thể.
Nên nhớ rằng, việc xác định được chính xác phát đồ điều trị vi khuẩn Hp dương tính là điều vô cùng cần thiết. Có như vậy thì bệnh nhân mới nhanh chóng khỏi, không bị những cơn đau do bệnh lý hành hạ trong thời gian dài.
Tiêu chí nào để lựa chọn phác đồ điều trị vi khuẩn Hp trong dạ dày:
+ Dựa vào kết quả khám, thực hiện các xét nghiệm.
+ Dựa vào tình tràn của bệnh nhân.
+ Dựa vào thực tế sự phát triển của vi khuẩn Hp có trong dạ dày.
Dựa vào 3 yếu tố này mà bác sĩ sẽ lựa chọn 1 trong các phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân chuẩn nhất do Bộ y tế ban hành.
Dưới đây là 4 phác đồ điều trị vi khuẩn Hp mới nhất do Bộ y tế ban hành, bạn nên lưu lại:
1.Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp 3 thuốc
Được gọi là phác đồ 3 thuốc, phác đồ này được áp dụng lần đầu tiên tại đất nước Mỹ. Thời gian áp dụng từ 10-14 ngày cho phác đồ tiêu diệt vi khuẩn Hp. Thực chất đây là phác đồ dựa vào sự kết hợp của 3 loại thuốc:
+ PPI (2 lần/ngày) + Clarithromycin (500mg/ 2 viên/ ngày) + Amoxicillin (2g/ ngày)
+ PPI (2 lần/ngày)+ Amoxicillin (2g/ ngày) + Metronidazonle/ Tinidazole (500mg/ 2 viên/ ngày).
Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cho hay đây là phác đồ phù hợp với những bệnh nhân mới điều trị lần đầu hoặc bệnh lý ở mức độ nhẹ thì bác sĩ sẽ đưa ra phát đồ này.
2.Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp 4 thuốc
Được gọi là phác đồ 4 thuốc, nếu như bạn được bác sĩ kê đơn điều trị phác đồ 3 thuốc trên bị thất bại thì lúc này sẽ áp dụng theo phác đồ 4 thuốc này. Nhưng cũng nên nhớ một điều rằng, hạn chế của phác đồ này là nó tăng nguy cơ Hp kháng kép, khó có thể dung nạp bởi dùng nhiều loại thuốc.
Vì vậy, việc áp dụng phác đồ này, bác sĩ luôn cân nhắc trong quá trình áp dụng để điều trị cho bệnh nhân. Phác đồ 4 được áp dụng trong thời gian từ 10-14 ngày. Phác đồ này được chia làm 2 loại là có hoặc không dùng Bismuth:
+ Phác đồ có dùng Bismuth: Bismuth 120mg/4 viên/ngày + Metronidazole (hay Tinidazole) 250mg/4 viên/ngày + PPI dùng 2 lần/ngày (hoặc Ranitidin 150mg/2 lần/ ngày) + Tetracyclin 500mg/4 viên/ ngày.
+ Phác đồ không dùng Bismuth: Clarithromycin (500mg/ 2 viên/ ngày) + PPI (2 lần/ ngày) + Metronidazole (500mg/ 2 viên/ ngày) + Amoxicillin (1g/ 2 viên/ ngày).
3.Phác đồ kế tiếp
Phác đồ này được áp dụng trong 10 ngày, với liều lượng thuốc sử dụng như sau:
+ Trong 5 ngày đầu: Bệnh nhân uống PPI 2 lần/ngày + Amoxicillin 2g/ngày.
+ Trong 5 ngày sau: Bệnh nhân uống PPI 2 lần/ngày+ Tinidazole 500mg/2 viên/ngày + Clarithromycin 500mg/2 viên/ngày.
4.Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp 3 thuốc có Levofloxacin
Sau khi chúng ta áp dụng phác đồ 4 thuốc, phát đồ kế tiếp thất bại trong việc điều trị thì bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn thuốc theo phác đồ 3 thuốc có Levofloxacin cho bệnh nhân dùng. Phát đồ này được áp dung trong vòng 10 ngày chữa trị.
Liều lượng dùng: Uống PPI 2 lần/ngày + Levofloxacin 500mg x 2 viên/ngày + Amoxicillin 2g/ngày.
Như vậy là ADIVA đã chia sẻ các kiến thức hữu ích về bệnh lý vi khuẩn Hp dương tính. Tuy nhiên, muốn áp dụng phác đồ điều trị, cần có sự chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua về để uống.
Để bệnh lý nhanh chóng khỏi, bệnh nhân cần tuân thủ theo phác đồ bác sĩ đưa ra, dùng đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm, đúng thời gian,… Có như vậy thì bệnh lý mới thuyên giảm và dứt bệnh. Nếu tự ý dùng thuốc, lạm dụng thuốc sẽ dẫn tới tình trạng kháng thuốc và đây là hậu quả, là gánh nặng khi tiêu diệt vi khuẩn Hp tận gốc.
Muốn tư vấn về bệnh lý dạ dày, viêm hang vị dạ dày và cách điều trị như thế nào một cách hiệu quả. Bạn đọc vui lòng để lại thông tin để tư vấn viên giải đáp! Với mong muốn mang tới sức khỏe cho mọi người, ADIVA mang tới sản phẩm Nghệ Micell ADIVA của Đức giúp hỗ trợ việc điều trị bệnh lý hiệu quả hơn.
Do đó, những ai đang muốn phòng bệnh dạ dày, hỗ trợ điều trị bệnh khỏi nhanh chóng, đừng bỏ lỡ một sản phẩm được đánh giá về hiệu quả và đặc biệt là an toàn tuyệt đối cho sức khỏe. Gọi ngay hotline: 1900 555 552 để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm, chương trình khuyến mãi mới nhất của công ty đưa ra cho khách hàng.