11 biện pháp tự nhiên hỗ trợ người bị nhiễm Helicobacter pylori
Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori ảnh hưởng đến 44,3% số người trên toàn thế giới. Tác nhân gây bệnh này ảnh hưởng đến gần một nửa dân số thế giới!
Nếu bạn cảm thấy quá đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn và những triệu chứng này đi kèm với giảm cân đột ngột, thì khả năng cao là bạn đang chứa vi khuẩn H. pylori. Trong những trường hợp như vậy, tốt hơn hết là bạn nên tự mình đi xét nghiệm xem có nhiễm vi khuẩn này không. Để biết thêm về tình trạng này và cách bạn có thể đối phó với nó bằng một số biện pháp tự nhiên, mời bạn đọc theo dõi bài viết này.
11 biện pháp tự nhiên hỗ trợ người bị nhiễm Helicobacter pylori (ảnh: Internet)
I. H.pylori LÀ GÌ?
Helicobacter pylori hoặc H. pylori là vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể và phát triển mạnh trong đường tiêu hóa của bạn. Sau nhiều năm, chúng có thể tạo ra vết loét trong niêm mạc dạ dày hoặc phần trên của ruột non. Nhiễm trùng này cũng có thể dẫn đến ung thư dạ dày ở một số người.
Nhiễm trùng pylori khá phổ biến. Những vi khuẩn này được tìm thấy trong cơ thể của 2/3 dân số thế giới. Tuy nhiên, chúng không gây ra các triệu chứng ở hầu hết mọi người. Các triệu chứng có thể xảy ra sẽ được nói tới trong phần tiếp theo.
II. DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG
Loét dạ dày là một trong những triệu chứng nổi bật nhất của nhiễm trùng H. pylori. Các triệu chứng khác chủ yếu liên quan đến loét. Chúng có thể bao gồm:
- Đầy hơi
- Buồn nôn
- Nôn mửa
- Ợ hơi
- Không thấy đói
- Giảm cân
Trong một số trường hợp, vết loét có thể chảy máu vào dạ dày hoặc ruột. Điều này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Các triệu chứng của xuất huyết có thể bao gồm:
- Phân có máu có thể có màu đỏ sẫm hoặc đen
- Khó thở
- Ngất hoặc chóng mặt
- Mệt mỏi
- Da nhợt nhạt
- Nôn có thể có một ít máu
- Đau bụng dữ dội
Mặc dù nó không phổ biến, nhưng một số trường hợp nhiễm H. pylori có thể dẫn đến sự phát triển của ung thư dạ dày. Điều này có thể gây ra một số triệu chứng như ợ nóng. Cuối cùng, bạn cũng có thể nhận thấy các dấu hiệu khác như:
- Buồn nôn
- Ăn mất ngon
- Đau bụng và / hoặc sưng
- Nôn mửa
- Giảm cân không rõ lý do
- Cảm thấy no sau khi ăn rất ít
Ban đầu người ta cho rằng loét dạ dày là kết quả của việc hút thuốc và ăn nhiều thức ăn cay. Sau đó, các nhà nghiên cứu phát hiện ra H. pylori là thủ phạm chính gây ra sự phát triển của những vết loét như vậy.
Hãy xem xét nguyên nhân và các yếu tố rủi ro.
III. NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ RỦI RO
Nguyên nhân gây ra nhiễm trùng H. pylori lây lan từ người này sang người khác vẫn chưa được biết. Mặc dù những vi khuẩn này đã cùng tồn tại với con người trong nhiều năm, nhưng nhiễm trùng đã được phát hiện là lây lan từ miệng của người này sang miệng của người khác. Nó cũng có thể lây lan từ phân sang miệng. Những người bị nhiễm bệnh không rửa tay sau khi sử dụng nhà vệ sinh có thể lây bệnh cho người khác qua thức ăn và nước uống mà họ có thể đã chạm vào.
Sau khi được nuốt vào cơ thể, H. pylori có thể xâm nhập vào niêm mạc dạ dày, tạo ra các chất trung hòa acid trong dạ dày. Kết quả là, các tế bào dạ dày ngày càng trở nên dễ bị tổn thương bởi các acid mạnh. Sự kích thích niêm mạc dạ dày do H. pylori và acid trong dạ dày gây ra loét dạ dày cũng như tá tràng.
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng H. pylori ngày càng lan rộng là:
- Dùng chung đồ dùng với người bị nhiễm
- Không hoặc ít sử dụng nước nóng
- Thực hành vệ sinh kém
- Sự tiếp xúc giữa miệng với miệng
- Quan hệ tình dục với một người bị nhiễm H.pylori
Như bạn có thể thấy, nhiễm H. pylori có thể lây truyền từ người này sang người khác theo một số cách. Có nhiều cách kết hợp thuốc kháng sinh và các loại thuốc khác để loại bỏ vi khuẩn đồng thời làm giảm vết loét.
Dưới đây là một số biện pháp tự nhiên có thể hỗ trợ những loại thuốc này trong việc điều trị nhiễm trùng H. pylori.
IV. CÁC BIỆN PHÁP TỰ NHIÊN ĐỂ LOẠI BỎ H. pylori
1. Men vi sinh
Bạn sẽ cần:
- Sản phẩm bổ sung men vi sinh
Bạn phải làm gì?
Tiêu thụ sản phẩm bổ sung men vi sinh cùng với thuốc theo toa hàng ngày.
Bạn cũng có thể dùng các nguồn men vi sinh tự nhiên như sữa chua hoặc Kefir.
Bạn nên làm điều này bao lâu một lần?
Bạn có thể dùng sản phẩm này hàng ngày sau khi tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Tại sao nó hiệu quả?
Men vi sinh có thể hoạt động như một phương pháp điều trị bổ trợ trong việc giảm tác dụng phụ của thuốc kháng sinh được dùng để điều trị nhiễm trùng H. pylori.
2. Trà xanh
Bạn sẽ cần:
- 1 muỗng cà phê trà xanh
- 240 ml (1 cup) nước sôi
Trà xanh – 1 trong 11 biện pháp tự nhiên hỗ trợ người bị nhiễm Helicobacter pylori (ảnh: Internet)
Bạn phải làm gì?
Cho muỗng cà phê trà xanh vào cốc nước sôi.
Ngâm trong 5-10 phút rồi lọc lấy nước.
Uống trà này.
Bạn nên làm điều này bao lâu một lần?
Bạn có thể uống trà xanh hai lần mỗi ngày.
Tại sao nó hiệu quả?
Một số hợp chất trong trà xanh được phát hiện có tác dụng diệt khuẩn đối với các chủng H. pylori. Do đó, uống trà xanh thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa cũng như điều trị nhiễm trùng H. pylori.
3. Mật ong
Bạn sẽ cần:
- 1 – 2 muỗng cà phê mật ong nguyên chất
Bạn phải làm gì?
Thêm một đến hai thìa cà phê mật ong nguyên chất vào trà hoặc nước trái cây của bạn.
Bạn cũng có thể uống trực tiếp mật ong nguyên chất.
Bạn nên làm điều này bao lâu một lần?
Làm điều này 1-2 lần mỗi ngày.
Tại sao nó hiệu quả?
Các đặc tính kháng khuẩn của mật ong có thể được sử dụng để điều trị nhiễm trùng H. pylori. Nó cũng có thể làm giảm thời gian hồi phục khi được sử dụng như một liệu pháp bổ trợ với thuốc theo toa.
4. Dầu ô liu
Bạn sẽ cần:
- 1 muỗng canh dầu ô liu nguyên chất (Extra Virgin)
Bạn phải làm gì?
Thêm một muỗng canh dầu ô liu nguyên chất vào các món ăn và món salad yêu thích của bạn.
Bạn nên làm điều này bao lâu một lần?
Bạn có thể làm điều này 1-2 lần mỗi ngày.
Tại sao nó hiệu quả?
Các polyphenol trong dầu ô liu thể hiện các hoạt động diệt khuẩn có thể giúp loại bỏ các chủng Helicobacter pylori kháng kháng sinh.
5. Lô hội
Bạn sẽ cần:
- 1 lá lô hội
- 240 ml (1 cup) nước
- Bất kỳ nước ép trái cây nào (tùy chọn)
Bạn phải làm gì?
Lấy một lá lô hội và dùng thìa nạo lấy phần gel.
Trộn gel với 240 ml nước.
Bạn cũng có thể thêm nước ép hoa quả hoặc mật ong vào hỗn hợp để tăng thêm hương vị.
Uống nước ép trái cây.
Bạn nên làm điều này bao lâu một lần?
Uống nước ép lô hội này một lần mỗi ngày hoặc cách ngày trong một vài tuần.
Tại sao nó hiệu quả?
Gel lô hội có tác dụng kháng khuẩn chống lại H. pylori. Nó cũng có thể hoạt động tốt như liệu pháp bổ trợ kết hợp với các kháng sinh khác.
6. Rễ cam thảo
Bạn sẽ cần:
- 1-2 muỗng cà phê rễ cam thảo
- 240 ml (1 cup) nước
Rễ cam thảo cũng là 1 biện pháp tự nhiên hỗ trợ người bị nhiễm Helicobacter pylori (ảnh: Internet)
Bạn phải làm gì?
Thêm một đến hai muỗng cà phê rễ cam thảo vào 240 ml nước.
Đun sôi nó trong một cái chảo.
Đun nhỏ lửa rồi lọc. Để nguội.
Uống nước này.
Bạn nên làm điều này bao lâu một lần?
Uống nước này 1-2 lần mỗi ngày để có kết quả tốt nhất.
Tại sao nó hiệu quả?
Cam thảo có tác dụng kháng H. pylori nên có thể giúp điều trị và ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
7. Hạt thì là đen (Nigella Sativa)
Bạn sẽ cần:
- 1 muỗng cà phê hạt thì là đen xay
- 2 muỗng cà phê mật ong nguyên chất
Bạn phải làm gì?
Kết hợp một muỗng cà phê hạt thì là đen xay với hai muỗng cà phê mật ong.
Uống hỗn hợp.
Bạn nên làm điều này bao lâu một lần?
Bạn có thể uống hỗn hợp này một lần mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng của bạn được cải thiện.
Tại sao nó hiệu quả?
Hỗn hợp hạt thì là đen (Nigella sativa) và mật ong có tác dụng kháng H. pylori và tác dụng chống khó tiêu nên có thể giúp loại trừ nhiễm H. pylori.
8. Nghệ
Bạn sẽ cần:
- 1 muỗng cà phê bột nghệ
- 1 ly sữa nóng
Bạn phải làm gì?
Cho một muỗng cà phê bột nghệ vào ly sữa nóng.
Khuấy đều và uống nó.
Bạn cũng có thể dùng thực phẩm bổ sung Curcumin sau khi tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Bạn nên làm điều này bao lâu một lần?
Làm điều này một lần mỗi ngày trong ít nhất một tuần.
Tại sao nó hiệu quả?
Thành phần chính của nghệ là Curcumin. Curcumin có đặc tính kháng H. pylori và các đặc tính điều hòa miễn dịch nên có thể giúp điều trị nhiễm trùng H. pylori.
9. Gừng
Bạn sẽ cần:
- 1 lát gừng (khoảng 3 cm)
- 240 ml (1 cup) nước
Bạn phải làm gì?
Cho lát gừng (khoảng 3cm) và 240 ml nước vào chảo.
Đun sôi nước trong chảo với lửa nhỏ trong 5 phút.
Lọc và để một lúc cho nước gừng nguội bớt.
Uống nước gừng.
Bạn cũng có thể thêm gừng vào các món ăn yêu thích hoặc nhai trực tiếp.
Bạn nên làm điều này bao lâu một lần?
Uống nước gừng 1-2 lần mỗi ngày.
Tại sao nó hiệu quả?
Gừng chứa các hợp chất phenol gọi là Gingerols có tác dụng kháng H. pylori. Tiêu thụ gừng hàng ngày có thể giúp ức chế sự phát triển của H. pylori, đặc biệt là các chủng Cag A +.
10. Súc miệng bằng dầu dừa
Bạn sẽ cần:
- 1 muỗng canh dầu dừa nguyên chất
Bạn phải làm gì?
Ngậm dầu dừa nguyên chất trong miệng khoảng 10-15 phút.
Nhổ bỏ dầu.
Đánh răng và dùng chỉ nha khoa như bình thường.
Bạn nên làm điều này bao lâu một lần?
Làm điều này một lần mỗi ngày, tốt nhất là vào mỗi buổi sáng.
Tại sao nó hiệu quả?
Súc miệng bằng dầu dừa có thể có lợi trong việc loại bỏ vi khuẩn đường miệng do tác dụng kháng H. pylori của nó.
11. Tinh dầu sả
Bạn sẽ cần:
- 2-3 giọt tinh dầu sả
- 1 muỗng canh dầu dừa
1 trong 11 biện pháp tự nhiên hỗ trợ người bị nhiễm Helicobacter pylori là trộn tinh dầu sả với dầu dừa và thoa bụng (ảnh: Internet)
Bạn phải làm gì?
- Thêm 2-3 giọt tinh dầu sả vào một muỗng canh dầu dừa.
- Trộn đều hỗn hợp và thoa lên bụng.
- Để yên khoảng 20-30 phút rồi rửa sạch.
- Bạn cũng có thể nhỏ một giọt tinh dầu sả vào máy khuếch tán chứa đầy nước và hít hương thơm lan tỏa.
Bạn nên làm điều này bao lâu một lần?
Bạn có thể làm điều này 1-2 lần mỗi ngày.
Tại sao nó hiệu quả?
Tinh dầu sả có đặc tính diệt khuẩn nên chống lại H. pylori.
Các bài thuốc trên tốt nhất nên dùng kết hợp với thuốc kê đơn để điều trị nhiễm H. pylori. Nên xin ý kiến của bác sĩ trước khi tiến hành dùng bất kỳ biện pháp tự nhiên nào trong số các biện pháp trên để đảm bảo rằng chúng không ảnh hưởng đến thuốc theo toa của bạn. Ngoài ra, trước khi bạn sử dụng tinh dầu, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết liều lượng chính xác. Việc sử dụng các tinh dầu không theo khuyến cáo liều lượng có thể dẫn đến tổn thương chức năng cho dạ dày và gan.
Ngoài việc thực hiện theo các bài thuốc này, bạn cũng cần chú ý đến những gì bạn ăn để đối phó với việc nhiễm trùng H. pylori.
V. CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG LÀNH MẠNH CHO NGƯỜI BỊ NHIỄM H. pylory
Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa đặc biệt hữu ích trong việc điều trị nhiễm trùng H. pylori bằng cách kích hoạt khả năng miễn dịch của bạn. Chúng bao gồm các loại thực phẩm giàu vitamin C như quả mọng, ớt chuông, rau bina và cải xoăn.
Trái cây họ cam quýt cũng thể hiện tác dụng diệt khuẩn đối với H. pylori, cho dù dùng nó đơn lẻ hay kết hợp với các kháng sinh khác.
Mầm bông cải xanh rất giàu một hợp chất gọi là Sulforaphane, được cho là có tác dụng kháng H. pylori. Các acid béo trong dầu ô liu cũng có thể giúp điều trị nhiễm trùng H. pylori.
Một số loại thực phẩm cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng nhiễm trùng của bạn. Dưới đây là những thực phẩm không nên ăn khi bị nhiễm H. pylori.
Thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm tình trạng của bạn và tốt nhất nên tránh bao gồm rượu, thức ăn cay, đồ uống có ga, thức ăn chiên / béo, sô cô la, cà phê và thực phẩm có tính acid. Trào ngược acid, là một triệu chứng phổ biến liên quan đến nhiễm trùng H. pylori, cũng có thể trở nên tồi tệ hơn khi tiêu thụ những thực phẩm này.
Dưới đây là một số mẹo để kiểm soát và ngăn ngừa nhiễm trùng H. pylori.
VI. LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHÔNG BỊ NHIỄM H.pylori?
- Rửa tay bằng xà bông mỗi khi bạn sử dụng nhà vệ sinh và trước khi ăn.
- Rửa tay trước khi nấu ăn
- Tránh thức ăn / nước bị ô nhiễm.
- Tránh dùng thực phẩm không được nấu chín kỹ.
- Bỏ hút thuốc.
- Bỏ rượu.
- Giữ vệ sinh tốt.
- Tránh tiếp xúc gần với những người bị nhiễm.
- Tránh dùng chung đồ dùng với những người bị nhiễm.
Bạn có thể dễ dàng tránh lây nhiễm H. pylori nếu bạn giữ vệ sinh cơ bản. Vì bệnh nhiễm trùng này có thể lây lan nhanh chóng, bạn cần phải thận trọng khi đi du lịch hoặc tiếp xúc gần với người bị nhiễm H. pylori.
Một số người thậm chí có thể không nhận ra rằng họ đã bị nhiễm vi khuẩn H. pylori vì các triệu chứng không phải lúc nào cũng rõ ràng. Trong những trường hợp như vậy, nhiễm trùng không có vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu bạn được chẩn đoán nhiễm H. pylori, tốt nhất là bạn nên đến bệnh viện điều trị để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh.
Trên đây là 11 biện pháp tự nhiên hỗ trợ người bị nhiễm Helicobacter pylori. Các bạn thấy đấy, loét dạ dày là một trong những triệu chứng nổi bật nhất của nhiễm trùng H. pylori. Trong 11 biện pháp trên, biện pháp số 8 là dùng nghệ để điều trị nhiễm trùng H. pylori.
Tại sao vậy? Như các bạn đã biết, sở dĩ nghệ có hiệu quả trong việc điều trị bệnh loét dạ dày tá tràng là do trong nghệ có chứa hoạt chất Curcumin và mật ong cũng có đặc tính chống oxy hóa và kháng viêm.
Ngày nay, nghệ được công nhận là một liệu pháp thay thế để trị chứng ợ nóng, viêm và loét dạ dày. Nhưng việc sử dụng củ nghệ để trị bệnh đau dạ dày thật không dễ dàng như chúng ta nghĩ vì nó có nhiều tác dụng phụ. Đó là lý do khiến các bạn bị viêm loét dạ dày tá tràng, ngoài việc dùng thuốc điều trị, nhiều bạn còn sử dụng thêm những sản phẩm hỗ trợ điều trị đau dạ dày có nguồn gốc từ thảo dược, đặc biệt là những sản phẩm từ nghệ.
Như nhiều người đã biết, sở dĩ nghệ có tác dụng thần kỳ đó là do trong nghệ có chất Curcumin. Nhưng có một hạn chế: Cơ thể bạn hấp thụ nghệ và Curcumin kém. Nhiều phương pháp khác nhau đã được nghiên cứu để tăng sinh khả dụng của Curcumin.
Các nhà khoa học đã tinh chế Curcumin từ nghệ. Và thế hệ mới nhất là Nghệ Micell ADIVA. Tinh chất Curcumin có trong Nghệ Micell ADIVA có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, kháng khuẩn cực mạnh, giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa các bệnh về dạ dày.
Nghệ Micell ADIVA ứng dụng công nghệ Nano – Micelles, sản xuất 100% tại Đức. Tinh chất nghệ dạng lỏng, vỏ nang Gelatin chiết xuất từ thực vật giúp tăng sinh khả dụng gấp 185 lần tinh nghệ thông thường. Sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, giúp giảm tổn thương niêm mạc dạ dày, giảm những cơn đau dạ dày tái phát do bởi stress, ăn uống không điều độ và bảo vệ gan cho người thường xuyên sử dụng bia rượu.
Các bạn muốn tìm hiểu thêm về các tính năng đặc biệt của Nghệ Micell ADIVA, đừng ngần ngại, hãy gọi cho chúng tôi theo số 1900 555 552, các bạn sẽ được giải đáp tường tận về sản phẩm mà các bạn quan tâm.
Nguồn tham khảo: Helicobacter pylori Infection – 11 Natural Remedies + Diet Tips (theo stylecraze.com)