Đau dạ dạy ở trẻ em : Các triệu chứng và cách điều trị

Đau bao tử là gì? Trẻ em bị đau dạ dày phải làm sao? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị như thế nào? Đây là hồi chuông cảnh báo cho chúng ta, bởi lẽ đa phần đều quan niệm rằng bệnh dạ dày chỉ thường xuyên xảy ra ở lứa tuổi trưởng thành. Thật là sai lầm với  cách nghĩ như vậy, hãy tham khảo ngay bài viết mà ADIVA chia sẻ dưới đây để có cái nhìn khách quan về vấn đề này.

Nguyên nhân đau dạ dày ở trẻ em

Stress từ việc học hành, thi cử

Việc ưa chuộng bằng cấp, điểm số trong học tập đã tạo nên một áp lực lớn về tâm lý trẻ mà chúng ta không hề hay biết. Những áp lực này có thể dẫn đến đau dạ dày.

Do sự di truyền từ cha hoặc mẹ

Vi khuẩn Hp hoàn toàn có thể di chuyển từ cha mẹ sang con trẻ. Cho nên, nếu cha hoặc mẹ bị đau dạ dày thì đứa trẻ sinh ra có khả năng bị đau dạ dày bẩm sinh.

Do thói quen ăn uống chung:

Đây là nguyên nhân dẫn đến bệnh đau dạ dày đáng báo động. Việc gắp thức ăn cho người khác thể hiện sự quan tâm, nhưng đây cũng là nguyên nhân lây bệnh đau dạ dày cho nhau.

Do ăn uống không điều độ

Với lối sống ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội thì trẻ tất bật trong việc học tập cho nên thời gian ăn uống hạn chế và có trường hợp không ăn uống đầy đủ, chỉ là những bữa cơm vội vàng để kịp giờ học. Đây là nguyên nhân dẫn đến trẻ em bị đau và viêm loét dạ dày phổ biến.

Các triệu chứng đau dạ dày ở trẻ em thường gặp

Ở độ tuổi của trẻ, các triệu chứng cho thấy trẻ đã mắc bệnh về dạ dày thường sẽ không giống như người lớn. Đa phần trẻ sẽ có dấu hiệu đau bụng nhưng biểu hiện lại giống với tình trạng đau bụng do giun chui vào ống mật. Cho nên hầu hết các bậc cha mẹ sẽ chuẩn đoán nhầm về bệnh tình của con trẻ nếu chỉ dựa vào những biểu hiện bên ngoài.

Bên cạnh đó, trẻ cũng có những triệu chứng nhiễm bệnh rất cơ bản như:

– Đau bụng vùng thượng vị: Dấu hiệu này thường xảy ra ở trẻ có độ tuổi từ 10 – 16 tuổi vì với độ tuổi này thì cơ thể của trẻ đã bắt đầu phát triển giống với cơ thể của người lớn. Chính vì vậy triệu chứng này xảy ra ở trẻ có thể dễ đoán và nắm bắt hơn.

– Triệu chứng ợ hơi, ợ chua và buồn nôn: Đây cũng là một trong những biểu hiện thường thấy ở trẻ đã mắc phải bệnh về dạ dày.

Trẻ em bị đau dạ dày nên ăn gì?

Khi trẻ bị đau dạ dày thì rất cần một chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý. Nhằm để giảm tiết acid dịch vị, bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm sức ép lên dạ dày và cung cấp chất dinh dưỡng.

Thức ăn giảm tiết acid dịch vị

Chất xúc tác quan trọng giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa là acid dạ dày, nhưng nếu quá nhiều acid tích tụ sẽ làm ảnh hưởng đến dạ dày. Để làm giảm tiết acid dịch vị thì bạn cho trẻ ăn những thức ăn sau:

  • Thức ăn trung hòa acid như sữa nóng, trứng hấp hoặc nấu cháo.
  • Thức ăn làm giảm tiết dịch vị như đường, bánh quy, mật ong và dầu thực vật.

Thực phẩm bảo vệ niêm mạc dạ dày

Bạn nên cho bé ăn thường xuyên những loại thực phẩm này để bảo vệ được niên mạc dạ dày. Thức ăn như gạo nếp, bánh mì, bột sắn, bánh quy sẽ giúp bé dễ tiêu hóa, chất kiềm giúp bão hòa acid.

Thức ăn giảm sức ép đến dạ dày

Thực phẩm chứa nhiều chất xơ sẽ giúp bé phòng chống được bệnh táo bón, giúp tiêu hóa và làm giảm sức ép đến dạ dày. Những loại cây họ đậu, rau củ quả, lúa mạch, yến mạch sẽ rất thích hợp để bé bổ sung hàng ngày.

Ngoài ra lê, mận, táo cũng giúp phòng trách và ngăn ngừa bệnh đau dạ dày rất hiệu quả. Nhưng các mẹ hãy chú ý cách chế biến để bé không bị đau bụng và dị ứng.

Cung cấp chất dinh dưỡng cho bé

Những thực phẩm giàu chất đạm rất dễ tiêu hóa và hấp thu. Bạn nên chế biến thịt nạc, cá ở dạng hấp, luộc, kho hoặc om.

Thực phẩm giàu protein như tôm, cá không những tốt cho bé mà còn cung cấp chất kẽm để hỗ trợ giảm cơn đau và làm lành vết loét.

Ngoài ra, các mẹ nên cho trẻ uống nước khoáng, nước lọc hoặc nước chè loãng thay vì nước ngọt, nước có gas,…

Thực phẩm giàu chất oxy hóa

Các mẹ nên ưu tiên những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa. Vì có chứa flavonoid, chúng sẽ giúp ngăn ngừa các yếu tố làm tế bào tổn thương. Ngoài ra chất này còn giúp ức chế tác nhân gây viêm loét dạ dày.

Các loại thực phẩm điển hình như  ớt chuông, bí đỏ, táo, hành tây, tỏi và cherry. Bạn có thể chế biến nhiều món ăn từ thực phẩm này như hành tây xào thịt bò, cháo bí đỏ, nước ép táo, canh bí đỏ,…

Trẻ em bị đau dạ dày kiêng ăn gì

Ngoài những thực phẩm tốt cho trẻ bị đau dạ dày thì các mẹ cũng cần chú ý các loại thực phẩm gây hại và kích thích niêm mạc dạ dày.

Kiêng ăn thực phẩm có tính axit cao

Cà chua, trái cây họ cam quýt là những thực phẩm có chứa tính axit rất cao. Chúng sẽ làm tăng quá trình đau dạ dày và gây ra viêm loét, nên các mẹ hãy loại bỏ ra khỏi thực đơn của bé nhé!

Ngoài ra những đồ chua như cà muối, dưa muối, tương ớt, giấm, chanh, nem chua, gỏi, mẻ,… cũng cần tránh. Không để bé ăn thức ăn lạnh, thực phẩm sống, mất vệ sinh,…

Sữa chua tuy rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé nhưng bạn không được cho bé ăn quá nhiều, nhất là vào lúc đói.

Kiêng thức ăn nhiều dầu mỡ

Bơ sữa hay thịt mỡ do chứa nhiều chất béo bão hòa nên làm gia tăng quá trình viêm loét. Đây là thực phẩm mà các mẹ nên tránh cho bé ăn.

Không những vậy những loại thức ăn được chế biên sẵn như xúc xích, lạp xưởng, chà bông cũng cần phải loại bỏ khỏi thực đơn.

Do rất khó tiêu hóa, nếu lưu lại trong dạ dày lâu sẽ tăng thêm gánh nặng nên hãy hạn chế để bé ăn nhiều thức ăn nướng, chiên xào hoặc rán. Không cho bé ăn những gia vị gây kích thích dạ dày như tỏi, tiêu, ớt,…

Tránh những loại thức ăn dai, cứng như sụn, thịt nhiều gân, măng, rau già, rau hẹ, rau cần,… vì sẽ làm hỏng niêm mạc dạ dày, khiến bệnh đau dạ dày nặng hơn và khiến cho vết loét khó lành.

Kiêng đồ uống, thức ăn vị chua

Những loại thức uống chứa chất kích thích có vị chua như nước mơ, nước chanh, nước dứa,… sẽ gây kích thích dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn, khiến cho vết loét khó lành và có thể nặng hơn.

uong nuoc chanh buoi sang loi hay hai

Kiêng đồ uống chứa chất kích thích

Các mẹ đặc biệt không được cho bé ăn những thức ăn có chứa rượu bia, cafe,… vì sẽ làm nồng độ acid tăng mạnh, làm tổn thương niêm mạc dạ dày và làm bệnh đau dạ dày nặng hơn.

Ngoài ra nước uống có gas sẽ gây đầy hơi, chướng bụng sẽ làm cơn đau nặng hơn và có thể dẫn đến loét dạ dày.

Cách điều trị khi trẻ bị đau dạ dày

Khi phát hiện trẻ bị đau dạ dày, tốt nhất nên đưa tới bệnh viện càng sớm càng tốt để bác sĩ kịp thời chữa trị. Ngoài ra nếu tình trạng không quá nghiêm trọng thì có thể làm theo 1 số biện pháp sau:

Chườm ấm cho trẻ 

Đây là cách nhanh nhất để giảm đau dạ dày cho trẻ. Đặt 1 túi nước ấm vào vùng bụng của trẻ, như vậy sẽ giúp cho trẻ cảm giác dễ chịu hơn nhiều.

Massage vùng bụng cho trẻ 

Phương pháp này làm nhẹ và xoa dịu vùng bụng cho trẻ em. Có thể sử dụng vài loại tinh dầu như dầu ô liu hoặc dầu ấm và dùng tay xoa nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ, đi theo con đường của hệ thống tiêu hóa để trẻ đỡ đau và dễ chịu hơn.

Triệu chứng đau dạ dày ở trẻ em và những điều cần biết - photo 3 1499242040982

Nước gừng và mật ong giúp trẻ giảm cơn đau nhanh chóng

Cho trẻ uống nước gừng và mật ong

Cách làm này không chỉ giảm cơn đau mà còn giảm chứng đầy hơi, cơn ho hoặc những triệu chứng khác liên quan tới viêm loét dạ dày. Cho 1/4 muỗng nước gừng và nửa muỗng mật ong trộn lại và cho trẻ uống 2 lần/ ngày.

Cho trẻ uống nhiều nước

Bổ sung đầy đủ lượng nước để dạ dày trẻ cân bằng lượng axit, nên cho trẻ uống từ từ, chậm rãi để đạt được kết quả giảm đau dạ dày cho trẻ.

[banner-ads product=”micell”]

 

Điều trị tận gốc bệnh dạ dày cho trẻ

Khi trẻ em bị đau dạ dày thì cách tốt nhất bố mẹ nên chữa trị bệnh triệt để cho trẻ. Những giải pháp trên chỉ là cách thức đẩy lùi bệnh tạm thời. Hãy đưa trẻ đi khám ở trung tâm y tế, cho trẻ uống các bài thuốc trị đau dạ dày Đông y dưới sự tư vấn của bác sĩ.

Có hai sự chọn lựa:

Tìm đến Tây y: Nội soi và bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp cho trẻ.

Tìm đến Đông y để chữa đau dạ dày cho trẻ, các bài thuốc được điều chế từ nguyên liệu trong tự nhiên nên an toàn, tốt cho cơ thể của trẻ.

Hy vọng những chia sẻ về trẻ em bị đau dạ dày mà ADIVA mang đến sẽ giúp các bậc làm cha, làm mẹ có thêm thông tin hữu ích để chăm sóc sức khỏe cho con trẻ. Hãy mang đến cho bé một sức khỏe tốt đồng hành cùng một tương lai tươi sáng bằng việc quan tâm đến con trẻ nhiều hơn để kịp thời phát hiện bệnh chữa trị. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh và nói không với đau dạ dày!

Phượng Nguyễn