Đau dạ dày là căn bệnh phổ biến ở Việt Nam và đang có xu hướng tăng nhanh. Người bệnh sẽ đau âm ỉ khi ăn quá no hay quá đói. Nguyên nhân gây nên bệnh đau dạ dày là do thói quen sinh hoạt không lành mạnh, ăn uống thất thường, không điều độ. Vậy người bị bệnh đau dạ dày nên ăn gì? Hãy cùng Adiva tham khảo 19 loại thực phẩm dưới đây nhé!
Nội Dung Chính (Click vào tên đề mục để di chuyển đến nội dung)
1. Sốt táo
Táo giúp bạn làm dịu cơn đau nhanh chóng, bởi nó dễ tiêu hóa và giảm được triệu chứng đau dạ dày tiêu chảy, cung cấp nhiều calo cho cơ thể. Đặc biệt, trong vỏ táo có nhiều Pectin giúp hỗ trợ chứng táo bón lâu ngày cho bạn.
2. Bánh mì nướng
Ăn bánh mì nướng rất dễ tiêu, không gây trào ngược axit. Đây là thực phẩm rất phù hợp để chữa những triệu chứng đau dạ dày. Bánh mì nướng giúp thấm hút axit ở dạ dày khá tốt. Vì thế, nó xoa dịu cơn đau vô cùng hiệu quả.
Khi cơn đau xuất hiện, bạn hãy dùng vài mẫu bánh mì khô. Nó sẽ thấm hút lượng axit tiết ra, giúp cân bằng lại bazo trong dạ dày của bạn, tình trạng viêm được đẩy lùi và cơn đau sẽ được khắc phục.
3. Cơm trắng
Một số loại thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, yến mạch, cơm trắng có công dụng làm dịu hệ tiêu hóa, giảm các triệu chứng đau dạ dày. Bên cạnh đó, những thực phẩm này còn làm giảm tiêu chảy, hấp thụ tốt chất lỏng trong dạ dày và tiêu thụ chất xơ cần thiết.
Cơm trắng giàu tinh bột có tác dụng tốt trong điều trị đau dạ dày
Ngoài ra, thực phẩm giàu tinh bột cũng không tồn tại lâu trong dạ dày, nên chúng sẽ không gây trào ngược axit. Bà bầu bị đau dạ dày có thể dùng những thực phẩm này thường xuyên, tránh dùng những loại thuốc giảm đau vì sẽ ảnh hưởng đến em bé.
[banner-ads product=”micell”]
4. Bánh quy
Theo nhiều nghiên cứu, bánh quy giúp hấp thụ axit dạ dày hiệu quả nên được xem là giải pháp giảm đau bao tử tức thời. Dù chưa có kết luận quá rõ ràng về công dụng này, nhưng bánh quy vẫn được xem là liều thuốc giảm đau tự nhiên và tuyệt diệu nhất dành cho những bệnh nhân đau dạ dày.
5. Cháo, súp
Các món cháo, súp là món ăn có rất ít chất béo nhưng giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa và giảm áp lực lên dạ dày. Nếu cơn đau xuất hiện thì bạn hãy ăn vài thìa cháo hoặc súp để cơn đau giảm đi, khiến bạn dễ chịu hơn.
Cháo gạo nếp táo đỏ
- Nguyên liệu: 10 quả táo đỏ, 50 gam gạo nếp, đường trắng vừa đủ.
- Cách chế biến: Táo đỏ rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào nồi nước, ninh trong khoảng 10 phút. Gạo nếp đãi sạch, cho vào ninh cùng táo. Điều chỉnh lượng nước ít hay nhiều tùy ý bạn, ninh đến khi gạo nhừ và nở bung. Cho đường vào, nêm vừa miệng, khuấy đều rồi múc ra bát.
Cháo kê, lạc, đậu đỏ
- Nguyên liệu: Kê 50g, lạc 50g, đậu đỏ 30g, đường phèn lượng vừa đủ.
- Cách chế biến: Ngâm kê, lạc và đậu đỏ trong 4 tiếng, sau đó rửa sạch. Cho lạc và đậu đỏ vào nồi cùng lượng nước vừa đủ, đun lửa to cho sôi, rồi chuyển lửa nhỏ trong 30 phút. Sau đó cho kê vào đun cùng tới khi chín nhừ, thêm đường phèn nêm vừa miệng.
- Công dụng chữa bệnh: Kê vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt giải độc, kiện dạ dày, trừ thấp, hòa vị, hỗ trợ giấc ngủ… Món ăn này thích hợp với người bị nóng trong hay người bị suy nhược tì vị. Người kém ăn dùng món cháo kê không chỉ giúp dưỡng dạ dày, mà còn có công hiệu hỗ trợ hệ tiêu hoá, chống buồn nôn, ợ chua.
Cháo hạt sen
- Nguyên liệu: Hạt sen 20g, khiếm thực 30g, gạo 30g, một ít đường trắng.
- Cách chế biến: Hạt sen bỏ tim ngâm trong nước độ 1 giờ đồng hồ, rồi cho hạt sen, khiếm thực và gạo vào nồi cùng nước nấu thành cháo, khuấy đều, thêm đường trắng.
- Tác dụng: Món cháo này có tác dụng bổ ích tỳ vị.
Cháo thịt dê đại mạch
- Nguyên liệu: Đại mạch 100g, thịt dê 200g, táo 5 trái.
- Cách chế biến: Thịt dê, đại mạch, táo rửa sạch. Đổ nước vào nồi, cho thịt dê, táo vào nấu, khi thịt chín vớt ra, cho đại mạch vào nước đó nấu cho nhừ. Đem thịt dê thái nhỏ, bỏ vào canh đó, nêm nếm gia vị.
Cháo lách heo, đảng sâm
- Nguyên liệu: Lá lách heo 150g, đảng sâm 15g, vỏ quýt 6g, gạo tẻ 50g, gừng 3 miếng, hành 5 cây.
- Cách chế biến: Rửa sạch lách heo, cắt nhỏ; hành, vỏ quýt rửa sạch, thái nhỏ; gừng thái sợi. Cho gạo, đảng sâm vào nấu, khi sôi cho vỏ quýt vào, nấu nhỏ lửa, khi gạo đã nhừ cho lách heo, gừng, hành vào, sôi một lát, nêm gia vị vừa ăn.
6. Tôm
Trong tất cả các loại hải sản thì tôm giàu chất đạm và có nhiều nguyên tố vi lượng nhất. Nó là thực phẩm lý tưởng nhất giúp chữa đau dạ dày cực kỳ hiệu quả, vì những chất trong tôm giúp làm lành những tổn thương do bệnh đau bao tử gây nên. Đau bao tử nên ăn gì – hãy ăn tôm luộc hoặc hấp sẽ tốt cho cơ thể hơn những món tôm đem nướng cay hoặc chiên xù vì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày.
7. Một số thực phẩm thô
Một số thực phẩm thô có chức năng bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày như mè, hạt điều, hạt bí, gạo lứt, bắp, nếp, các loại đậu,… Các thực phẩm này có nhiều các sinh tố nhóm B, chất khoáng, chất xơ giúp cho nhu cầu chuyển hóa và tiêu hóa thức ăn của bạn trở nên tốt hơn. Bên cạnh đó, màng tế bào ở thành trong của dạ dày sẽ được bảo vệ thông qua chất chống oxi hóa có trong các hạt thô này.
8. Các loại rau, củ, quả
Bắp cải
Bắp cải là loại thực phẩm giàu vitamin U và K1, có nhiều chất xơ rất bổ dưỡng cho cơ thể con người. Loại rau này rất tốt trong việc chữa bệnh đau dạ dày, giúp người bệnh mau lành vết loét dạ dày. Đồng thời, bắp cải còn là liều thuốc kích thích hệ tiêu hóa, bảo vệ niêm mạc dạ dày cho người bệnh. Bạn có thể sử dụng bắp cải luộc hoặc làm nước ép đều chữa được bệnh đau dạ dày hiệu quả.
Rau thì là
Rau thì là chứa nhiều dưỡng chất như vitamin B, C, các khoáng chất như sắt, canxi, magie, mangan, kali cùng các chất xơ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, kháng khuẩn hiệu quả. Bên cạnh đó, các chất xơ trong rau thì là còn giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư đường ruột, loại bỏ các độc tố gây hại cơ thể và ức chế các vi khuẩn gây viêm loét bao tử.
Rau chân vịt
Rau chân vịt có chức năng thúc đẩy nhu động ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt và bảo vệ dạ dày rất tốt nhờ vào hàm lượng Cellulose dồi dào. Chính vì vậy, bạn nên bổ sung loại rau này vào thực đơn mỗi ngày để tăng cường sức khỏe cho bản thân.
Măng tây
Măng tây có dồi dào lượng vitamin C, PP,..chất xơ lớn, rất tốt cho sức khỏe. Loại rau này giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, hỗ trợ bảo vệ đường ruột khỏe mạnh, loại bỏ các chất độc gây hại đến dạ dày. Bạn nên bổ sung măng tây vào chế độ dinh dưỡng của mình. Một lưu ý nhỏ là bạn nên sử dụng măng non vì nó chứa hàm lượng dinh dưỡng nhiều hơn so với măng già.
Cải xanh
Ăn nhiều cải xanh giúp đẩy mạnh hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, ổn định hơn, đồng thời giúp đẩy lùi các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, tạo cảm giác ăn ngon miệng hơn. Bởi trong cải xanh có nhiều dưỡng chất có lợi như sắt, vitamin A, B, C, K,.. cho cơ thể.
Cần tây
Cần tây cũng có nhiều dưỡng chất như cải xanh, giúp bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Nó giúp tăng cường sức đề kháng và bảo vệ dạ dày hoạt động ổn định hơn.
Rau dền
Với hàm lượng vitamin E và chất xơ dồi dào, rau dền rất hiệu quả trong việc chữa bệnh táo bón, cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa nhanh chóng. Đồng thời, rau dền còn chứa nhiều sắt và canxi giúp xương chắc khỏe. Ngoài ra, nó còn được áp dụng vào các phương thuốc chữa bệnh dạ dày hiệu quả.
Cách điều trị đau dạ dày rất đơn giản, bạn chỉ cần cho phần thân và phần ngọn lá vào cối giã nát hoặc xay nhuyễn và uống hàng ngày.
Rau mồng tơi
Rau mồng tơi chứa nhiều dưỡng chất như vitamin A, D, K cùng các khoáng chất quan trọng như sắt, kẽm, magie, canxi nên có công dụng giải độc và thanh nhiệt cho cơ thể hiệu quả. Bên cạnh đó, ăn nhiều rau mồng tơi còn giúp ức chế nhanh chóng các triệu chứng đau dạ dày.
Gừng
Gừng là một loại gia vị chữa bệnh đau dạ dày rất hiệu quả. Gừng có tác dụng tiết enzyme tiêu hóa, giúp cải thiện hệ tiêu hóa của người bệnh.
Xem thêm Ăn bát cháo khoai gạo lứt mỗi sáng, triệu chứng của đau bao tử lui ngay!
Bí đỏ
Bí đỏ được mệnh danh là “thực phẩm vàng” của người Việt . Bí đỏ hay bí ngô có giá trị dinh dưỡng cao, chứa rất nhiều khoáng chất và vitamin hữu ích cho cơ thể. Có thể kể đến như protein, các loại vitamin A, B, C, K, T…, tinh bột, canxi, phốt pho và nhiều chất xơ nhưng ít calo, chất béo.
Theo y học cổ truyền, bí đỏ có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ khí, kiện tỳ, giải khát, nhuận tràng, điều trị hiệu quả chứng đau đầu, chóng mặt, tiểu đường, hạ huyết áp, có lợi cho tim mạch, giúp làm sáng mắt. Đặc biệt, bí đỏ hỗ trợ tiêu hóa và điều trị viêm loét dạ dày rất hiệu quả. Ngoài ra, ăn bí đỏ thường xuyên còn giúp tăng cường sức đề kháng, tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, hỗ trợ điều chỉnh cân nặng, làm đẹp da và ngăn ngừa ung thư. Dùng bí đỏ để nấu canh, cháo, chè hay súp đều tốt. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế lượng dầu mỡ khi chế biến bí đỏ.
Đu đủ
Đu đủ là loại thực phẩm trị các triệu chứng táo bón, khó tiêu, kích thích hệ tiêu hóa nhanh chóng. Đồng thời, nó còn giúp xoa dịu cơn đau, tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái cho người bệnh.
9. Một số thực phẩm khác.
chữa bệnh đau dạ dày rất hiệu quả. Quế giúp giảm bớt khí thải từ dạ dày, làm dịu dạ dày và thúc đẩy sự tiêu hóa tốt hơn trong quá trình nạp thức ăn. Bạc hà thì làm dịu hệ thống tiêu hóa và giải thể các túi khí lớn là nguyên nhân của chứng đầy hơi. Bơ sữa có chứa axit lactic, giúp cơ thể giảm bớt các vấn đề như buồn nôn ợ hơi, khó tiêu. Còn lá ổi thì làm giảm chất nhầy gây kích thích đường tiêu hóa, đồng thời, nó cũng có tính chất chống vi khuẩn giúp bạn giảm khí ngay lập tức.
Trên đây là 19 loại thực phẩm bạn nên ăn khi bị đau dạ dày. Mỗi loại sẽ có những dưỡng chất riêng nhưng đều tốt cho người bệnh đau bao tử. Chúc các bạn luôn khỏe!