11 thực phẩm chống lại Helicobacter pylori (Hp) nên ăn: Khoảng 50% dân số thế giới bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp). Vi khuẩn này gây ra viêm loét dạ dày và có liên quan đến ung thư, đây là điều mà chúng ta nên quan tâm. Bạn đã biết về H. pylori và sẵn sàng để đương đầu với nó? Vậy thì hãy đọc bài này để tìm hiểu cách ức chế H. pylori bằng chế độ ăn uống, bao gồm các thức ăn chống lại H. pylori.
11 thực phẩm chống lại Helicobacter pylori (Hp) nên ăn
Bởi vì cây cối không thể chạy trốn hoặc chiến đấu như động vật, chúng đã đưa ra những cách độc đáo để tự bảo vệ mình. Một trong những cách độc đáo đó là sản xuất hóa chất.
Một số hóa chất thực vật tự nhiên giết chết nấm, côn trùng hoặc bất kỳ thứ gì khác có thể gây hại cho cây trồng – kể cả vi khuẩn. Không có gì ngạc nhiên khi nhiều loại dược phẩm ngày nay bắt nguồn từ thực vật!
Dưới đây chỉ là một số trong số nhiều loại thực phẩm tự nhiên có thể chống H. pylori bằng cách giết chết vi khuẩn hoặc giúp đỡ nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa. Có rất nhiều thực phẩm có chức năng này nhưng ở đây chúng ta chỉ nêu những thực phẩm có sẵn và có bằng chứng khoa học dồi dào ủng hộ việc ức chế hoặc tiêu diệt H.pylori mà thôi.
1. Quả việt quất
Nam việt quất chống lại H. pylori theo hai cách. Đầu tiên, chúng có chứa Proanthocyanidins tiêu diệt vi khuẩn. Thứ hai, niêm mạc dạ dày là nơi để khuẩn H. pylori bám trụ, nam việt quất sẽ “thổi” chúng khỏi chỗ trú ẩn. Hãy nhớ rằng nước ép nam việt quất bạn uống phải không có đường và chất phụ gia nhé.
Quả việt quất – thực phẩm chống lại vi khuẩn HP
2. Bông cải xanh và bắp cải
Bông cải xanh và bắp cải (cũng như củ cải, cải xoăn và nhiều loại rau khác) thuộc về một gia đình có tên là Brassica. Những loại rau này chứa các chất được gọi là Isothiocyanates. Những Isothiocyanates, đặc biệt là Sulforaphane, rất mạnh khi giết H. pylori. Các loại thực phẩm chứa Sulforaphanes cao nhất là dưa cải bắp, bông cải xanh và cải xanh. Vì vậy, hãy thêm chúng vào chế độ ăn uống của bạn để tiêu diệt H. pylori.
3. Tỏi, hành tây, hành lá, tỏi tây và hẹ
Khi bạn cắt các loại rau này bạn có nghe mùi cay nồng của chúng? Mùi này xuất phát từ một chất kháng khuẩn mạnh được thiết kế để bảo vệ cây – và cũng có thể được sử dụng như một loại kháng sinh tự nhiên. Tiếc là không có nghiên cứu nào cho thấy những người ăn hành có tỷ lệ nhiễm trùng H. pylori thấp hơn.
[banner-ads product=”micell”]
4. Trà xanh
Từ lâu người ta đã biết trà xanh có chất chống oxy hóa giúp bảo vệ sức khỏe. Một lý do nữa để thêm trà xanh vào chế độ ăn uống của bạn là các nghiên cứu đã cho thấy nó chống lại vi khuẩn H. pylori và cũng làm giảm viêm.
5. Gừng
Gừng là một trong những phương pháp chữa trị tự nhiên tốt nhất cho các bệnh về dạ dày và lợi ích của nó còn hơn thế nữa: Chống nhiễm trùng H. pylori. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng gừng chiến đấu chống H. pylori bởi:
- Hoạt động như một tác nhân kháng khuẩn.
- Bảo vệ dịch nhầy dạ dày.
- Giảm viêm.
- Ức chế sự phát triển của H. pylori.
Trà xanh (ảnh: Internet)
6. Mật ong Manuka
Bạn đã nghe nói tới mật ong Manuka chưa? Nhờ có chứa dạng tự nhiên hydrogen peroxide mà mật ong rất tốt để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. Lưu ý rằng tất cả các loại mật ong đều có một số đặc tính kháng khuẩn, nhưng mật ong Manuka đã chứng minh là mạnh nhất trong các nghiên cứu.
(*) Mật ong Manuka: Loại mật ong này có nguồn gốc từ Úc và Tân Tây Lan, rất đặc biệt, hiếm và khó mua. Mật ong này rất tinh khiết.
7. Dầu Oregano
Dầu Oregano chứa một chất hóa học gọi là Carvacrol hoạt động bằng cách phá hủy màng tế bào của vi khuẩn và ngăn chặn chúng tái tạo. Một điều tuyệt vời về dầu của rau Oregano là nó giết chết vi khuẩn gây hại trong khi giữ lại lợi khuẩn. Điều này là rất quan trọng để ngăn ngừa rối loạn hệ khuẩn ruột!
(*) Lá Oregano tên tiếng Việt còn gọi là lá kinh giới cay, tên khoa học là Origanum vulgare, loại cây này thuộc họ Labiatae thường mọc hoang ở nơi khô ráo, có nắng ấm và lên đến độ cao 2000m so với mực nước biển. Để nhận dạng bằng mắt, lá Oregano khá nhỏ, khi sờ mềm như nhung bởi trên lá có một lớp lông tơ.
Về giá trị dinh dưỡng, lá Oregano chứa khoảng 4% dầu thiết yếu, chất béo, Carvacloro, protein, vitamin như Thiamine, khoáng chất (canxi, magiê, sắt, natri, kali, kẽm) và carbohydrates. Lá Oregano được xem là một loại gia vị thảo mộc với các đặc tính chữa bệnh của nó.
8. Vitamin C (đặc biệt là trái cây có múi)
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mà trong chế độ ăn có lượng vitamin C cao thì ít có khả năng nhiễm khuẩn H. pylori. Lý do là vì vitamin C tập trung cao độ trong dịch nhầy dạ dày. Nó có khả năng làm giảm viêm và chống lại nhiễm khuẩn H. pylori.
9. Acid béo (đặc biệt là cá)
Acid béo không nhất thiết phải giết vi khuẩn H. pylori. Tuy nhiên, có một lượng lớn chất béo lành mạnh giúp giảm viêm. Bằng cách giữ cho tình trạng viêm giảm, các acid béo ức chế ung thư dạ dày.
10. Củ nghệ
Củ nghệ là một trong những siêu thực phẩm được yêu thích nhất mọi thời đại. Nó là một chất chống viêm, chống gây đột biến và chất chống oxy hóa mạnh. Bây giờ chúng ta có thể thêm chất kháng khuẩn vào danh sách “chống” của nghệ .
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra cách thức nghệ có thể diệt trừ nhiễm H. pylori. Nó được cho là hoạt động bằng cách ngăn chặn các con đường Shikimat – đó là con đường cần thiết cho sản xuất trao đổi chất trong vi khuẩn. Đây là thực phẩm giúp điều trị đau dạ dày khi mang thai rất tốt.
Củ nghệ (ảnh: Internet)
(*) Con đường shikimat được sử dụng bởi các vi sinh vật và thực vật, nhưng không phải các động vật, và tương ứng các amino acid của con đường này là các amino acid căn bản cho con người cần nhận được trong thực phẩm.
11. Một số probiotics
H. pylori gây ra những thay đổi lớn đối với môi trường dạ dày, đặc biệt là nó làm thay đổi độ pH của dạ dày. Điều này lần lượt gây ra một sự thay đổi trong hệ thực vật đường ruột. Và, bạn nên biết, hệ thực vật đường ruột rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể!
Một probiotic là bất kỳ vi khuẩn nào có tác dụng tích cực khi thực hiện. Trong trường hợp H. pylori, một số chế phẩm sinh học có thể chống lại vi khuẩn có hại trong khi chữa lành niêm mạc dạ dày và giúp giảm các triệu chứng .
Hai loại chế phẩm sinh học đặc biệt hứa hẹn cho việc điều trị H. pylori là chủng Sacharomyces boulardii và chủng Lactobacillus.
Vậy là các bạn đã biết 11 thực phẩm chống lại Helicobacter pylori (Hp) nên ăn rồi phải không. Trong các thực phẩm kể trên, các bạn thấy có củ nghệ – một trong những siêu thực phẩm được yêu thích nhất mọi thời đại. Ngoài ra bạn cần tránh những loại thực phẩm có hại cho dạ dày không nên ăn để bảo vệ cho dạ dày. Nhưng như các bạn đều biết, Curcumin là hoạt chất Curcuminoids chính trong củ nghệ, chiếm khoảng 2% trọng lượng của củ nghệ, quá ít. Nghệ có thể tiêu diệt khuẩn H. pylori nhưng với hàm lượng ít ỏi vừa kể thì rất khó phát huy tác dụng. Đối với các bạn bị bệnh đau dạ dày thì ngoài việc dùng thuốc điều trị, nên sử dụng thêm những sản phẩm hỗ trợ điều trị đau dạ dày có nguồn gốc từ thảo dược, đặc biệt là những sản phẩm từ nghệ.
Các bạn biết rồi đó, sở dĩ nghệ có tác dụng thần kỳ là do trong nghệ có chất Curcumin. Các nhà khoa học đã tinh chế Curcumin từ nghệ. Và thế hệ mới nhất là Nghệ Micell ADIVA. Tinh chất Curcumin có trong Nghệ Micell ADIVA có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, kháng khuẩn cực mạnh, giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa các bệnh về dạ dày.
Nghệ Micell ADIVA ứng dụng công nghệ Nano – Micelles, sản xuất 100% tại Đức. Tinh chất nghệ dạng lỏng, vỏ nang Gelatin chiết xuất từ thực vật giúp tăng sinh khả dụng gấp 185 lần tinh nghệ thông thường. Sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, giúp giảm tổn thương niêm mạc dạ dày, giảm những cơn đau dạ dày tái phát do bởi stress, ăn uống không điều độ và bảo vệ gan cho người thường xuyên sử dụng bia rượu.