Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là gì? Đây là căn bệnh phổ biến ở các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Bệnh gây ra nhiều cơn đau khó chịu cho người bệnh do bị tổn thương ở lớp niêm mạc dạ dày. Nếu không kịp thời chữa trị, bệnh sẽ ngày càng nặng và biến chứng nguy hiểm đến tính mạng con người.
Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh gì?
Viêm loét dạ dày tá tràng là một bệnh lý phổ biến của dạ dày, đó là hiện tượng lớp niêm mạc của dạ dày bị hoại tử ở mức độ tổn thương nghiêm trọng, đặc điểm là vết loét có kích cỡ 0.5cm trở lên.
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là gì? Đây là căn bệnh có thể mãn tính hoặc cấp tính xảy ra ở niêm mạc của đường tiêu hóa.
Bệnh xảy ra do các nguyên nhân như trào ngược mạn tính các chất bài tiết của tụy, mật, acid mật, do hội chứng Zollinger – Ellison, do vi khuẩn Hp, do sự mất cân bằng bảo vệ hay do tác dụng của các loại thuốc (Piroxicam, Aspirin…), do ăn uống bất thường, stress kéo dài, ….
Phân biệt các loại bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm dạ dày tá tràng và viêm dạ dày có phải là một không? Bệnh viêm dạ dày và bệnh viêm dạ dày tá tràng có nhiều điểm giống nhau khiến bạn rất khó phân biệt giữa 2 bệnh này.
Viêm dạ dày là gì?
Viêm dạ dày là bệnh gì? Bệnh này xảy ra khi dạ dày bị sưng lên hoặc bị viêm. Khi bị viêm dạ dày, người bệnh lúc đầu có thể không nhận thấy được các triệu chứng xảy ra, do vậy mà bệnh có thể trở nặng bất ngờ hoặc chuyển biến sang viêm dạ dày mạn tính.
Bệnh viêm dạ dày tuy không nghiêm trọng, có thể điều trị khỏi khi phát hiện sớm, nhưng nếu để bệnh lâu ngày và thường xuyên tái phát sẽ dễ biến chứng sang viêm loét dạ dày và tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Loét dạ dày là gì?
Nói về bệnh loét dạ dày, Giáo sư Đào Văn Long – Nguyên trưởng khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Bạch Mai cho biết đây là một trong những bệnh lý rất phổ biến, là tình trạng bề mặt lớp niêm mạc dạ dày xuyên qua lớp cơ niêm bị hoại tử do tác động của pepsin và acid trong dịch vị dạ dày.
Bị loét dạ dày do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu vẫn là do vi khuẩn Hp, do sử dụng thuống bừa bãi, ăn uống bất thường, hút thuốc, rượu bia, stress hoặc do các bệnh mãn tính.
Viêm loét dạ dày là gì?
Bệnh viêm loét dạ dày là bệnh xảy ra do sự mất cân bằng acid trong dịch vị dẫn đến lớp niêm mạc của dạ dày bị phá hủy. Khi bị viêm loét dạ dày, người bệnh sẽ có các cơn đau ở vùng thượng vị, ngay dưới xương ức.
Đặc biệt cơn đau của bệnh càng dữ dội hơn khi người bệnh ăn nhiều thức ăn chua cay, uống nhiều bia rượu, căng thẳng thần kinh, quá đói hoặc quá no,..
Viêm tá tràng là gì?
Bệnh viêm tá tràng xảy ra ở tá tràng, phần đầu của ruột non. Khi mắc bệnh, người bệnh thường bị đau bụng, chảy máu, cơ thể khó chịu kèm theo các triệu chứng tiêu hóa khác.
Nguyên nhân gây bệnh viêm tá tràng là do dạ dày bị nhiễm trùng, kết hợp với vi khuẩn Hp làm phá vỡ rào cản các chất nhầy bảo vệ niêm mạc tá tràng. Do đó mà lớp niêm mạc này bị acid dịch vị dạ dày tấn công gây nên tình trạng viêm mạn tính và loét tá tràng.
Loét tá tràng là gì?
Bệnh loét tá tràng cũng là bệnh lý phổ biến ở đường tiêu hóa, xuất hiện từ một vết loét ở niêm mạc tá tràng, phần đầu của ruột non (nằm ngay sau dạ dày). Thuật ngữ dùng để chỉ bệnh loét dạ dày và loét tá tràng chính là bệnh loét dạ dày tá tràng.
Viêm dạ dày tá tràng là gì?
Bệnh viêm dạ dày tá tràng là căn bệnh về đường ruột có liên quan đến hệ tiêu hóa. Khi dạ dày chịu nhiều tác động từ các yếu tố bên trong và bên ngoài sẽ dễ bị viêm nhiễm, tình trạng này dẫn đến niêm mạc của nhu động ruột bị tổn hại và gây nên bệnh.
Nói cách khác viêm dạ dày và tá tràng là tình trạng niêm mạc thực quản bị hoại tử từ bên trong, hình thành nên các ổ viêm vừa và nhỏ. Nguyên nhan gây bệnh có thể là do vi khuẩn Hp hoặc do ăn uống không hợp lý, stress mệt mỏi lâu ngày, nghỉ ngơi thiếu khoa học,..
Loét dạ dày tá tràng là gì?
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh xảy ra trên lớp niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng bị viêm loét. Những tổn thương này xuất hiện khi màng lót của dạ dày, tá tràng bị thủng và làm lộ ra phần mô bên dưới. Thông thường vết loét ở dạ dày xảy ra gấp hơn 4 lần vết loét ở tá tràng.
Bệnh loét dạ dày tá tràng là bệnh lý phổ biến có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi nhưng tần suất xảy ra nhiều hơn ở những người già.
Hành tá tràng là gì?
Hành tá tràng còn có nhiều tiêu gọi khác là viêm loét tá tràng, viêm tá tràng hay bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng. Đây là căn bệnh xảy ra do sự viêm nhiễm ở phần đầu tiên của tá tràng.
Căn bệnh này rất phổ biến và dễ dàng xảy ra, bởi lẽ, đây là nơi tiếp xúc đầu tiên mỗi khi vị trấp được chuyển xuống dạ dày. Hơn nữa cũng là nơi thường chịu sự tác động của acid dịch vị dạ dày.
Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng
Triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thường gặp đó là cảm giác đau âm ỉ hoặc dữ dội bỏng rát. Cơn đau xảy ra ở giữ rốn và xương ức, cụ thể:
– Bị đau vùng thượng vị (vùng rốn đến xương ức): Bị đau âm ỉ, bỏng rát và đau kinh khủng vùng thượng vị. Các cơn đau có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ, thường xuất hiện vào ban đêm hoặc lúc đói.
– Khi bạn ăn nhẹ hoặc dùng thuốc trung hòa acid dịch vị thì cơn đau được ngưng lại. Tần suất các cơn đau bất thường, có khi đau vài ngày, có khi vài tuần mới hết, sau đó vài tháng hoặc năm sau mới xuất hiện đợt đau mới.
– Đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi, kém ăn, nôn, buồn nôn, cảm thấy khó chịu ở dạ dày.
– Nóng rát vùng xương ức, rối loạn đại tiện,..
– Cân nặng sụt giảm, người ốm đi trông thấy, thường xuyên mất ngủ và chập chờn vào ban đêm.
– Thời gian càng lâu các triệu chứng dần mất đi tính chu kì, các đợt đau tăng dần lên và kéo dài liên tục.
– Khi đi xét nghiệm dịch vị, viêm tá tràng làm tăng acid.
Nguyên nhân viêm loét dạ dày tá tràng
Nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng là do vi khuẩn Helicobacter pylori (H.pylori). Cơ chế gây viêm loét dạ dày tá tràng đó là khi một lượng lớn các vi khuẩn Hp này xâm nhập vào trong dạ dày, ruột non sẽ gây ra tình trạng viêm.
Một số nguyên nhân khác gây viêm loét dạ dày tá tràng cấp tính:
– Sử dụng thường xuyên các loại thuốc như aspirin, naproxen hay ibuprofen.
– Mắc bệnh viêm đường tiêu hóa
– Có tình trạng trào ngược dịch mật (dịch mật chảy từ tá tràng vào đến dạ dày)
– Bị nhiễm virut, hệ miễn dịch yếu
– Bị tổn thương ở ruột non
– Căng thẳng tột độ do phẫu thuật, chấn thương
– Ăn các chất độc, các chất ăn da
– Hút thuốc lá nhiều
– Hóa trị, xạ trị ung thư
Viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không?
Bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng hiện nay đã trở nên quen thuộc, dễ xuất hiện do vi khuẩn Hp, do việc lạm dụng thuốc điều trị dạ dày và bị stress kéo dài,.. Mắc phải bệnh này, người bệnh sẽ vô cùng khó chịu với các triệu chứng như đau bụng âm ỉ, ợ chua, buồn nôn hoặc nôn, chướng bụng, khó tiêu,..
Nếu bệnh viêm loét dạ dày tá tràng không được điều trị kịp thời có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng và lấy đi sinh mạng của bạn bất kỳ lúc nào. Cụ thể các biến chứng viêm loét dạ dày tá tràng thường gặp như:
Xuất huyết dạ dày
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng lâu ngày gây tổn thương nghiêm trọng lớp niêm mạc dạ dày, khiến các mạch máu dễ bị vỡ và xuất huyết. Khi bị xuất huyết dạ dày nhẹ thì không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu bạn bị xuất huyết nặng có thể gây chảy máu nhiều dẫn đến tử vong.
Thủng dạ dày
Đây là biến chứng của bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng khá ngiêm trọng, thường làm tổn thương nhiều lớp cấu trúc dạ dày và gây thủng dạ dày. Trường hợp bị thủng dạ dày nặng và chảy máu nhiều có thể gây mất máu nghiêm trọng và tử vong.
Hẹp môn vị dạ dày
Càng kéo dài việc điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, người bệnh rất dễ bị hẹp môn vị dạ dày với các triệu chứng như đau bụng dữ dội, nôn hoặc buồn nôn, cơ thể mất nước và mất nhiều chất điện giải dẫn đến tiêu chảy, mệt mỏi, da xanh xao,..
Ung thư dạ dày
Mắc bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng càng lâu thì sẽ càng tạo điều kiện cho các tế bào ác tính hình thành nên khối u ác tính trong dạ dày hay còn được gọi là ung thư dạ dày. Bệnh ung thư dạ dày rất nguy hiểm, có thể lấy đi tính mạng của người bệnh bất kỳ lúc nào tái phát.
Viêm loét dạ dày tá tràng có chữa được không?
Mặc dù bệnh viêm loét dạ dày tá tràng cấp tính dễ tái phát và khó dứt điểm nhưng không phải là không thể điều trị khỏi bệnh. Khi nghi ngờ mình có các triệu chứng của bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng thì người bệnh nên đến bác sĩ để kiểm tra cẩn thận và tỉ mỉ.
Thông thường để chẩn đoán được căn bệnh này, bạn sẽ được tiến hàng chụp X – quang, nội soi dạ dày và làm xét nghiệm PCR để xác định có nhiễm Hp hay không. Nếu mắc bệnh, bạn cần tuân thủ việc điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ và tái khám theo định kỳ.
Đặc biệt để quá trình điều trị bệnh nhanh chóng hồi phục thì bạn cần lên một chế độ ăn uống dinh dưỡng, khoa học, ăn những thức ăn dễ tiêu hóa và tốt cho dạ dày. Tránh dung nạp các món ăn nhiều dầu mỡ, cay chua, đồ ăn khó tiêu và các loại thức uống gây hại cho dạ dày như bia rượu, nước ngọt có ga,..
Bên cạnh đó, việc cân bằng giấc ngủ, hạn chế stress, mệt mỏi cũng như tăng cường luyện tập thể dục thể thao thường xuyên cũng là cách giúp bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nhanh khỏi.
Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng muốn dứt điểm phải tùy thuộc rất lớn vào việc chẩn đoán chính xác bệnh của bác sĩ và sự phối hợp của bệnh nhân. Bởi nếu như việc chẩn đoán bệnh chính xác nhưng người bệnh lại không phối hợp điều trị đúng cách, không thay đổi thói quen sinh hoạt thì bệnh ngày càng kéo dài và diễn tiến ngày một nặng hơn.
Cách điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hiện nay thường là dùng thuốc Tây y bằng các nhóm thuốc giảm tiết acid, thuốc kháng acid, thuốc ức chế bơm proton, thuốc diệt Hp. Những bệnh nhân còn lại thì tiến hành điều trị theo phương pháp Đông y bằng các loại thảo dược có sẵn trong tự nhiên.
Cách chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng
Để chẩn đoán được bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng thường gặp phải của người bệnh, sau đó tiến hành thăm khám lâm sàng. Tiếp theo là áp dụng các máy móc công nghệ hiện đại để chẩn đoán chính xác bệnh.
Chụp X – quang
Phương pháp này bắt buộc người bệnh nhịn ăn sáng, chỉ được uống nước lóc hoặc uống ly thuốc cản quang, không được uống các loại nước có màu. Việc làm này sẽ giúp cho quá trình thăm khám và chẩn đoán bệnh được chính xác hơn.
Kết quả xét nghiệm là hình ảnh trên tấm film, nhìn vào đó các bác sĩ sẽ phát hiện được các tổn thương, từ đó giúp cho việc điều trị trở nên dễ dàng hơn.
Nội soi chẩn đoán
Khác với phương pháp trên thì phương pháp này mang lại kết quả chính xác hơn. Cả bác sĩ và người bệnh đều có thể quan sát được hình ảnh và vị trí tổn thương bên trong.
Các bác sĩ sẽ sử dụng 1 ống nội soi mềm để luồn từ miệng xuống thực quản rồi đến dạ dày tá tràng. Ở đầu ống nội soi có gắn camera quan sát, nhờ vậy mà bác sĩ có thể phát hiện rõ tình trạng niêm mạc, vị trí tổn thương của người bệnh.
Các giai đoạn điều trị viêm loét dạ dày tá tràng? Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng trong bao lâu?
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thường khởi phát là do dùng thuốc kháng viêm chống đau quá nhiều, do ăn uống, rượu bia thường xuyên và do vi khuẩn Hp gây ra.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh hoặc không, đồng thời là các loại thuốc chống tăng tiết dịch vị dạ dày nhằm chống vết loét rộng hơn.
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, có hay không vi khuẩn HP sẽ dùng kháng sinh hoặc không. Bên cạnh dùng thuốc kháng sinh nên dùng thuốc chống tăng tiết dịch vị nhằm chống viêm và chống loét…
Các giai đoạn điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng nếu có sự tồn tại của vi khuẩn Hp đó chính là sử dụng kháng sinh đường uống, không dùng kháng sinh đường tiêm.
Nguyên tắc của phác đồ này chính là phải phối hợp thuốc giảm tiết acid với ít nhất 2 loại kháng sinh chứ không phải là một loại kháng sinh đơn thuần. Có thể áp dụng phác đồ ba thuốc gồm có: thuốc ức chế bơm proton PPI + 2 trong 3 loại kháng sinh amoxicillin, clarithromycin, metronidazol.
Ngoài ra, người bệnh có thể dùng phác đồ bốn thuốc gồm có PPI, clarithromycin, amoxicillin và metronidazol.
Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng trong bao lâu?
Thời gian điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng thường mất khoảng từ 4 – 8 tuần/đợt điều trị. Tuy nhiên thời gian điều trị bệnh có thể kéo dài lâu hơn tùy thuộc vào mức độ của bệnh.
Sau mỗi đợt điều trị, người bện nên kiểm tra nội soi để có những đánh giá chính xác về tình trạng hồi phục của bệnh như thế nào nhé.
Phác đồ điều trị viêm dạ dày tá tràng Bộ Y Tế
Phác đồ điều trị loét dạ dày từ thuốc kháng sinh
Biết được bệnh viêm dạ dày tá tràng là gì cũng như những triệu chứng điển hình, tiếp theo việc người bệnh cần làm đó là kiên trì thực hiện điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ.
Hầu hết trong các phác đồ này đều có sự tham gia của các loại thuốc kháng sinh. Công dụng của các thuốc kháng sinh đó là giúp ức chế tăng trưởng và hoạt động của nhiều vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn Hp.
Phác đồ điều trị này gồm có:
– Thuốc Furazolidone: Thuốc này có công dụng là ức chế monoamine oxydase khi liên kết với các men vi khuẩn.
Liều dùng: Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 1 viên Furazolidone và uống sau khi ăn.
– Thuốc Fluoroquinolones: Giúp ngăn chặn quá trình tổng hợp DNA của vi khuẩn.
Liều dùng: Ngày uống 1 viên, uống sau ăn 30 phút.
Lưu ý: Thuốc này thường được bác sĩ chỉ định sử dụng trong 7 – 10 ngày và có tác dụng tối ưu đối với bệnh viêm loét dạ dày tá tràng giai đoạn đầu.
– Thuốc Rifabutin ở dạng bán tổng hợp: Thuốc này có khả năng triệt tiêu cao vi khuẩn Hp khi kết hợp dùng chung với Amoxicillin. Do vậy, đây là loại thuốc được khuyến khích sử dụng khá cao trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng.
Phác đồ điều trị từ thuốc ức chế bơm proton
Các loại thuốc ức chế bơm proton dùng để điều trị viêm loét dạ dày đã được ứng dụng từ năm 1980 và được chứng minh là có kết quả cao, giúp ức chế được sự hoạt động của vi khuẩn Hp.
– Thuốc Nexium giúp giảm acid dịch vị dạ dày và duy trì pH ở mức >5,5.
Liều dùng: Uống mỗi ngày 2 viên, chia ra làm 2 lần uống, nhớ uống sau khi ăn. Tác dụng của thuốc có thể kéo dài trong khoảng 16 giờ.
– Thuốc Omeprazole giúp kháng tiết acid mạnh. Nếu kết hợp với thuốc kháng sinh sẽ có tác dụng tốt hơn.
Liều dùng: 40mg/ngày chia làm 2 lần sau bữa ăn. Thuốc này có công dụng khá nhanh nên giúp giảm tiết acid hiệu quả chỉ sau 24 giờ uống.
– Thuốc Nexipraz giúp ức chế bơm proton mang lại hiệu quả điều trị cao.
Liều dùng: Uống mỗi ngày 2 viên, chia ra làm 2 lần uống, nhớ uống sau khi ăn.
Thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Dựa vào mức độ bệnh, Bác sĩ sẽ kê toa cho người bệnh những loại thuốc trị viêm loét dạ dày tá tràng để giảm lượng acid trong dịch vị dạ dày như antacids, thuốc đối kháng thụ thể histamin H2 như ranitidine, famotidine hoặc các thuốc ức chế bơm proton như omeprazole.
Trong đó, thuốc Sucrafate là loại thuốc giúp hình thành nên màng tế bào, bảo vệ vết loét và giúp nó lành lặn lại. Đặc biệt những dòng thuốc kháng sinh, thuốc ức chế bơm proton hay Bismuth đều có thể áp dụng để điều trị vi khuẩn Hp.
[banner-ads product=”micell”]
Nếu bệnh viêm loét dạ dày tá tràng khởi phát là do bạn sử dụng quá nhiều thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID), thì việc đầu tiên bạn cần làm đó chính là giảm liều lượng và sau đó là ngưng uống loại thuốc này.
Đồng thời dùng thuốc ức chế bơm proton hoặc thuốc kháng thụ thể Histamin. Bên cạnh đó là đổi sang sử dụng các loại thuốc không gây viêm loét dạ dày tá tràng.
Nếu quá trình sử dụng các loại thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng này mà bệnh tình không biến chuyển tốt thì bạn cần phải tiến hành phẫu thuật theo lời khuyên của bác sĩ.
Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng Đông y
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, để giảm thiểu các biến chứng không mong muốn khi điều trị bằng Tây y, nhiều người đã tìm đến 3 phương thuốc nam chữa viêm loét dạ dày tá tràng với các thảo dược tự nhiên. Cụ thể:
Nước ép cải bắp
Công dụng của nước ép bắp cải tươi đó là giúp tái tạo các tế bào ổ loét, giúp các vết lét nhanh hồi phục.
Cách làm: Chọn bắp cải còn tươi xanh, sau đó bóc từng lá ra (lưu ý không bỏ lá xanh nhé) rồi rửa sạch với nước. Tiếp theo bạn dọc đôi từng lá theo sống lá và chần qua nước sôi, vớt ra và để ráo nước.
Tiếp theo là ép bắp cải lấy nước. Thường 1 kg bắp cải như vậy sẽ thu được 500 – 700 ml nước ép có màu vàng xanh, vị ngọt nhưng hơi hăng.
Nước ép cải nếu để ngoài rất nhanh thiu nên bạn bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh nhé.
Cách dùng: Mỗi ngày bạn uống 3 lần, mỗi lần bạn uống khoảng 300ml – 350ml nhé. Nếu quá khó uống, bạn có thể cho thêm một ít đường hoặc ít muối. Kiên trì điều trị 2 tháng với nước ép bắp cải kèm với chế độ ăn uống và lao động thích hợp để bệnh nhanh hồi phục.
Nước lá Chè dây
Trong nước lá chè dây có chứa hàm lượng lớn hoạt chất flavonoid có tác dụng chống viêm nên giúp làm giảm vết loét dạ dày tá tràng hiệu quả.
Cách làm: Cho 100g chè dây khô vào nồi chứa 1,5 lít nước đun sôi. Để nước sôi khoảng 5 phút rồi tắt bếp, chờ nguội rồi thay nước lọc uống hàng ngày.
Kiên trì điều trị 2 tháng, tùy theo cơ địa của từng người mà bệnh thuyên giảm sớm hay chậm.
Nước sắc Cây Dạ Cẩm
Cách làm: Mỗi ngày bạn cho 10 – 25g lá và ngọn khô của cây dạ cẩm vào 500ml nước để sắc uống. Chia thành từng phần đều nhau, uống 2 hoặc 3 lần trong một ngày.
Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì?
– Các thực phẩm rau củ tươi như: cải bắp, củ cải, rau bina,.. vừa cung cấp các dưỡng chất vitamin A, B, C cho cơ thể mà còn giúp giảm các cơn đau, làm lành vết loét nhanh chóng.
Tuy nhiên với những thực phẩm này thì bạn nên hấp, luộc tránh chiên, xào nhiều dầu mỡ không tốt cho dạ dày.
– Thực phẩm có tính hút axit: gạo nếp, bột sắn, bánh mì, bánh quy, khoai ninh nhừ,.. giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày rất tốt.
– Thực phẩm kích thích tiêu hóa: Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn, giúp ức chế các loại vi khuẩn có hại và làm giảm khả năng bám dính của các loại vi khuẩn gây bệnh như Hp, Ecoli và Yersina.
– Nhóm thực phẩm giúp trung hòa lượng axit: trứng, sữa nóng,.. tuy nhiên bạn chỉ nên ăn trứng 2 – 3 lần/tuần thôi nhé.
Ngoài các thực phẩm nên ăn khi bị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng trên thì bạn có thể bổ sung thêm những thực phẩm giàu đạm để giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho hệ tiêu hóa như thịt nạc, thịt ngan, cá, tim lợn,…
Viêm loét dạ dày tá tràng kiêng ăn gì?
Bên cạnh các thực phẩm nên ăn khi mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thì bạn cũng cần phải kiêng các thực phẩm sau đây để hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng hồi phục.
– Trứng sống: Không nên ăn trứng sống nhé, vì trong lòng trắng trứng có chứa hoạt chất antitrypsin. Chất này chống lại sự tiêu hóa protein của cơ thể, do đo khiến bạn bị đầy bụng và khó tiêu.
– Thực phẩm làm tăng tiết dịch vị acid: Các loại quả chua như xoài, cam chua, chanh, ổi,.. Đặc biệt sau khi ăn các loại hải sản thì bạn không nên ăn trái cây ngay, điều này sẽ làm cho hệ tiêu hóa rơi vào trạng thái khó tiêu, đau bụng, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn,..
– Thực phẩm khó tiêu, nhiều chất xơ: Khoai môn, rau cần, củ cải già, khoai lang, rau hẹ, củ măng,.. là những thực phẩm chứa lượng lớn acid cyanhydric gây khó khăn cho dạ dày trong quá trình tiêu hóa thức ăn.
– Thực phẩm gây hại cho niêm mạc dạ dày: Các loại gia vị cay nóng như ớt, tiêu,.. các món chiên dầu nhiều mỡ như gà rán, khoai tây chiên,… đều là những thực phẩm mà người bệnh viêm loét dạ dày nên hạn chế dung nạp.
Cách phòng tránh viêm loét dạ dày tá tràng
Như đã đề cập ở phần trên, bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi chế độ ăn uống hàng ngày. Do vậy để phòng tránh bệnh, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống của mình thật hợp lý. Cụ thể như sau:
– Tập trung vào bữa cơm của mình. Không nên vừa đọc sách hay xem ti vi khi đang ăn, vì như vậy sẽ ảnh hưởng xấu đến dạ dày của bạn. Tốt nhất là chuyên tâm ăn uống xong rồi thực hiện các việc khác sau, lưu ý ăn chậm nhai kỹ để tránh gây áp lực cho dạ dày nhé.
– Tránh ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng và chua vì chúng làm tăng tiết acid dịch vị dạ dày. Nên ăn các món ăn giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa như cháo, sữa đậu nành, đậu phụ, khoai tây, thịt nạc, cá, bí xanh, bột ngó sen,..
– Hạn chế đường và thức ăn cứng vì dạ dày thường phải mất rất nhiều thời gian để tiêu hóa thức ăn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế việc uống cà phê vì loại nước uống này kích thích dịch vị dạ dày tăng tiết acid gây loét nghiêm trọng hơn.
– Tránh hoạt hóa acid mật bằng cách giảm ăn chất béo.
– Tạo môi trường đệm trong dạ dày như ăn nhiều bữa ăn trong ngày, không nên ăn quá no, bữa cuối ăn nên cách giờ đi ngủ khoảng 3 – 4 giờ, không được ăn quá khuya.
– Khi chế biến thực phẩm bạn nên thái nhỏ và nấu kỹ cho thức ăn mềm. Nên ăn nhiều đồ hấp, luộc và đồ ninh nhừ.
– Khi ăn nên nhai kỹ, ăn chậm…Sau khi ăn không nên vận động mạnh, không chạy nhảy, tập thể dục hay làm việc quá sức ngay.
– Suy nghĩ tích cực, tránh stress mệt mỏi trong thời gian dài.
Kết luận
Qua bài viết trên thì các bạn đã hiểu được nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng rồi đó. Để bệnh nhanh chóng được hồi phục và tránh biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần kiên trì điều trị theo phác đồ của bác sĩ, chú ý ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.
Bên cạnh đó, để hỗ trợ bảo vệ sức khỏe dạ dày, người bệnh có thể kết hợp bổ sung thêm Nghệ Miecll ADIVA. Hiện Nghệ Micell ADIVA đang được rất nhiều người tin dùng vì hiệu quả làm giảm tổn thương ở niêm mạc dà dày, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, giảm những cơn đau dạ dày tái phát do ăn uống bất thường hoặc stress kéo dài.
Ngoài ra, Nghệ Micell ADIVA còn hỗ trợ bảo vệ gan cho người thường xuyên dùng bia rượu.