Vì sao “kẽm” mang lại cho bạn làn da săn chắc, mịn màng?

Kẽm được xem là một trong những khoáng chất quan trọng nhất trong cơ thể, đặc biệt là đối với làn da, kẽm giúp da săn chắc mịn màng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, biểu hiện rõ ràng nhất ở những người có lượng kẽm thấp thường là mụn trứng cá.

1. Thiếu kẽm da, tóc bạn như thế nào?

Trong bài này chúng ta không bàn tới việc thiếu kẽm sẽ gây ra bệnh ung thư và nhiều bệnh khác mà chúng ta nói tới vai trò của kẽm trong làm đẹp. Các bạn nên biết rằng khi thiếu kẽm, sức đề kháng và miễn dịch của cơ thể giảm, vết thương sẽ khó lành, giảm chức năng của hầu hết tế bào miễn dịch đồng thời làm gia tăng sự chuyển đổi hoóc-môn testosterone thành dihydro testosteron, tức làm tăng tiết bã nhờn quá mức và sừng hóa nang lông, nguyên nhân chính gây ra mụn. Chưa hết, thiếu kẽm sẽ làm cho tóc xơ cứng, màu tóc chuyển dần từ đen sang vàng, móng tay dễ bị gãy, khi gãy chậm mọc lại, có những bớt trắng, da bị khô, sạm.

kẽm mang lại cho bạn làn da săn chắc, mịn màng

(Hình chỉ có tính chất minh họa)

 

2. Vai trò của kẽm đối với làn da

Đầu tiên, kẽm giúp loại bỏ mụn trứng cá vì nó điều chỉnh lượng dầu và làm giảm nhiễm khuẩn gây ra mụn. Ngoài ra, kẽm giúp sản xuất collagen và chất này mang lại cho bạn làn da dẻo dai, mịn màng.

Phụ nữ cần 8 mg kẽm mỗi ngày, và nam giới cần 11 mg kẽm mỗi ngày. Kẽm được tìm thấy trong con hàu, thịt, hạt bí đỏ, yến mạch, đậu Hà Lan.

Trong các bài viết về làm đẹp, ta thấy nói chung chung nguồn thức ăn giàu kẽm bao gồm: Sò huyết, các loại thịt màu đỏ, thịt gia cầm, đậu, các loại quả có nhân, ngũ cốc nguyên vẹn, hạt bí, hạt hướng dương… Kẽm được hấp thu nhiều hơn trong chế độ dinh dưỡng giàu đạm động vật hơn là đạm thực vật. Vấn đề đặt ra là thực phẩm giàu kẽm nhưng cụ thể là thực phẩm nào? Có bao nhiêu?

[banner-ads product=”adiva”]

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hàm lượng kẽm trong 100g thực phẩm ăn được nhiều nhất được tính theo thứ tự sau:

1. Sò: 13,40mg; 2. Củ cải: 11,00mg; 3. Cùi dừa già: 5mg; 4. Đậu Hà Lan (hạt): 4mg; 5. Đậu tương 3,8mg; 6. Lòng đỏ trứng gà: 3,7mg; 7. Thịt cừu: 2,9mg; 8. Bột mì: 2.5mg; 9. Thịt lợn nạc: 2,5mg; 10. Ổi: 2,4mg; 11. Gạo nếp giã: 2,3mg; 12. Thịt bò: 2,2mg; 13. Khoai lang: 2mg; 14. Gạo tẻ giã: 1,9mg; 15. Lạc hạt: 1,9mg; 16. Kê: 1,5mg; 17. Thịt gà ta: 1,5mg; 18. Rau ngổ: 1,48mg.

Một vấn đề nữa là kẽm không được dự trữ lâu dài trong cơ thể để “dùng dần” do vậy cần đảm bảo chế độ ăn hàng ngày có đủ kẽm.

 

kẽm mang lại cho bạn làn da săn chắc, mịn màng

Sò huyết

3. Bổ sung kẽm như thế nào?

Bổ sung đa sinh tố có chứa kẽm có tác dụng làm giảm nguy cơ thiếu hụt chất này. Với liều được khuyến cáo thì kẽm ít khi gây ra những tác dụng phụ. Tuy nhiên, nếu dùng quá liều, kẽm có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm. Vì thế, trong bất cứ trường hợp nào bạn cũng nên hỏi ý kiến của bác sĩ khi có ý định muốn bổ sung kẽm.

C.N (Tổng hợp)