Thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị viêm dạ dày
Bản thân thực phẩm hiếm khi gây viêm dạ dày. Nguyên nhân hàng đầu của viêm dạ dày là nhiễm trùng Helicobacter pylori. Tuy nhiên, một số thực phẩm có thể làm nặng thêm các triệu chứng bằng cách kích thích niêm mạc dạ dày, trong khi các thực phẩm khác có thể giảm thiểu sự khó chịu và thậm chí giúp điều trị tình trạng đau đớn.
Trong bài viết này, adiva.com.vn sẽ giới thiệu với các bạn về những thực phẩm có lợi nhất để ăn nếu bạn bị viêm da dày cũng như những thực phẩm bạn nên tránh xa. Nhưng trước hết, bạn cần biết viêm dạ dày là gì và nguyên nhân cơ bản nào gây ra nó.
I. VIÊM DẠ DÀY LÀ GÌ?
Viêm dạ dày là tình trạng viêm hoặc kích thích niêm mạc dạ dày. Đôi khi nó xuất hiện mà không có bất kỳ triệu chứng nào, nhưng khi có triệu chứng, chúng có thể khá khó chịu và bao gồm đau bụng và đầy hơi, buồn nôn, khó tiêu và chán ăn. Trong một số trường hợp, viêm dạ dày do H. pylori gây ra có thể dẫn đến loét và thậm chí là ung thư dạ dày nếu không được điều trị.
Chán ăn là một trong những triệu chứng của viêm dạ dày (hình: Internet)
II. THỰC PHẨM NÊN ĂN KHI BỊ VIÊM DẠ DÀY
- Thực phẩm giàu chất xơ
Các loại thực phẩm giàu chất xơ như các loại quả hạch và hạt, các loại đậu, quả mọng, và rau xanh đều có lợi cho toàn bộ hệ thống tiêu hóa, do đó, không có gì lạ khi chế độ ăn kiêng viêm dạ dày là chế độ ăn nhiều chất xơ. Bông cải xanh đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe dạ dày: Bên cạnh việc là một nguồn chất xơ tốt, nó còn chứa hàm lượng Sulforaphane cao, một hợp chất giết chết vi khuẩn H. pylori.
- Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh
Mặc dù thực phẩm giàu chất béo không phải là lựa chọn tốt nhất cho người bị viêm dạ dày, nhưng thực phẩm giàu chất béo lành mạnh chắc chắn là một ngoại lệ. Acid béo Omega-3 có trong cá hồi, cá mòi, quả óc chó và hạt chia giúp giảm viêm niêm mạc dạ dày và thậm chí có tác dụng phòng ngừa viêm dạ dày do H. pylori và các rối loạn dạ dày khác. Các nguồn chất béo lành mạnh khác là bơ, dầu ô liu, các loại quả hạch và hạt khác.
- Thực phẩm và đồ uống chứa các lợi khuẩn
Nếu bạn bị viêm dạ dày, các chế phẩm sinh học như sữa chua, kefir, kim chi, kombucha và dưa cải muối chua có thể giúp ích theo nhiều cách. Đầu tiên, là bản thân vi khuẩn (loại tốt), chúng chống lại vi khuẩn H. pylori để lấy không gian và thức ăn và giảm tải. Thứ hai, chúng tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn, giúp nó chống lại căn bệnh này. Thứ ba, chúng làm tăng khả năng hấp thụ của ruột, giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết để chữa bệnh thành công.
- Thực phẩm giàu protein nạc
Protein giúp sửa chữa các thiệt hại ở niêm mạc dạ dày do viêm dạ dày. Tuy nhiên, không phải tất cả các protein đều như nhau. Điều quan trọng là chọn protein nạc khi bị viêm dạ dày vì chất béo trong các sản phẩm động vật (ngoại trừ cá béo giàu Omega-3) chỉ có thể làm cho tình trạng tồi tệ hơn. Nguồn protein nạc tốt bao gồm ức gà và gà tây, lòng trắng trứng, cá ngừ và đậu.
- Thực phẩm giàu chất kháng khuẩn và flavonoid
Vì H. pylori là một loại vi khuẩn, nên việc chống lại nó bằng thứ gì đó kháng khuẩn là hợp lý. Flavonoid được biết đến với đặc tính kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn, bao gồm cả H. pylori. Tỏi, hành, quả nam việt quất, và cần tây đều là những nguồn flavonoid tuyệt vời. Một số thực phẩm kháng khuẩn phổ biến khác là mật ong, gừng và nghệ.
Tiêu điểm: Chúng ta vừa nhắc tới nghệ. Vâng, chắc các bạn bị viêm dạ dày không lạ gì loại củ cực kỳ hữu ích này. Trong nghệ có một hoạt chất là Curcumin.
Nếu bạn đang bị viêm da dày, hãy bổ sung Curcumin cho cơ thể, đây là hoạt chất vô cùng quan trọng nhằm đối phó với chứng bệnh đau dạ dày cực kỳ hiệu quả.
Vậy bổ sung Curcumin bằng cách nào?
Curcumin là hoạt chất quan trong nhất trong củ nghệ, chiếm khoảng 3-5% khối lượng. Hoạt chất này được chứng minh hiệu quả và an toàn trong việc hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa các căn bệnh mạn tính, ung thư như viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm gan, tiểu đường,…
Tuy nhiên, Curcumin thông thường không tan trong nước (độ tan 0,001%) nên tính khả dụng rất thấp. Vì vậy, nghệ viên ADIVA được ứng dụng công nghệ Nano-Micelles tạo ra những hạt phân tử Curcumin với kích thước siêu nhỏ chỉ 30nm và kết hợp thêm 1 nhóm phân tử Micelles có đầu ưa nước có khả năng hấp thu hoàn toàn vào cơ thể chỉ sau 1 giờ 10 phút. Chính vì thế phát huy sinh khả dụng gấp 185 lần so với tinh nghệ thông thường.
Vì sao Nghệ viên ADIVA lại có khả năng hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh viêm loét dạ dày?
- Ức chế vi khuẩn Helicobacter pylori.
- Tái tạo niêm mạc dạ dày và hỗ trợ nhanh liền các vết loét.
- Tăng bài tiết chất nhầy muncin giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Hiện công ty đang có chương trình KHUYẾN MÃI KHỦNG chào mừng đại lễ 30/4 không phải chỉ cho Nghệ viên ADIVA mà các sản phẩm Collagen ADIVA, ADIVA GOLD và White ADIVA cũng được áp dụng các combo cực kỳ giá trị dành cho các fan thân thương của ADIVA.
Hãy tìm hiểu các combo và được miễn phí vận chuyển đơn hàng trên 500.000đ với nhiều quà tặng giá trị khác ngay các bạn nhé.
Vui lòng liên hệ ngay hotline: 1900 555 552 để biết thêm thông tin chi tiết về Nghệ viên ADIVA các bạn nhé.
- Nước ép rau củ
Trong khi người ta khuyên người bị viêm dạ dày không dùng nước ép trái cây (do lượng đường và acid cao và không có chất xơ) thì một số nước ép rau và sinh tố lại được khuyến khích. Nước ép khoai tây, ví dụ, có đặc tính chống oxy hóa và có thể làm giảm đau dạ dày. Nước bí ngô, bên cạnh việc rất giàu chất dinh dưỡng, thực sự có thể làm giảm acid dạ dày, giúp niêm mạc dạ dày nhanh lành hơn.
III. THỰC PHẨM NÊN TRÁNH KHI BỊ VIÊM DẠ DÀY
- Thực phẩm và đồ uống có tính acid
Khi nói đến thực phẩm và đồ uống tạo ra tính acid cao hơn trong cơ thể, người ta nghĩ ngay tới một số thứ. Mọi người đều biết cola và ăn quá nhiều đường sẽ có hại cho bạn, còn trái cây có múi và nước ép cam quýt chắc chắn có tính acid, phải không? Nhưng không phải ai cũng biết rằng những thực phẩm khác, dường như vô hại cũng có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Cà phê, ngũ cốc, và thậm chí các loại cà chua giàu chất chống oxy hóa và lành mạnh khác cũng được coi là có tính acid và việc tiêu thụ chúng có thể làm tình trạng bệnh nặng thêm.
- Thực phẩm chiên và béo
Nồng độ Cholesterol cao có trong thực phẩm chiên và nhiều chất béo có liên quan đến việc tăng tỷ lệ mắc bệnh viêm dạ dày, khiến nó trở thành một trong những trường hợp thực phẩm hiếm gặp thực sự gây ra bệnh này. Đương nhiên, nếu bạn đã bị viêm dạ dày, tốt nhất nên tránh những thực phẩm này để ngăn ngừa tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
- Nước giải khát có ga
Người ta thường khuyến cáo người bệnh tránh tất cả các đồ uống có ga để làm giảm các triệu chứng đau của viêm dạ dày. Rõ ràng, soda là tội phạm tồi tệ nhất trong loại bệnh này, trong các loại đồ uống, với độ acid và tải lượng đường cao làm cho nó trở thành là một trong những đồ uống không lành mạnh nhất. Nước có ga có vẻ tốt cho sức khỏe cũng không tối ưu cho sức khỏe dạ dày đâu nha bạn: Sau khi bạn uống một ngụm, carbon dioxide biến thành Acid Carbonic gây khó chịu và phải chịu trách nhiệm cho “cú lừa” của nước uống có ga.
- Thực phẩm cay và nhiều gia vị
Đây là một cách thực sự đơn giản: Thức ăn cay và gia vị như ớt cay, wasabi, cải ngựa và mù tạt thêm “ngọn lửa” vào dạ dày đã bị viêm, ngay lập tức làm cho cơn đau trở nên tồi tệ hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng là không loại trừ tất cả các gia vị, vì một số có thể khá có lợi khi đối phó với viêm dạ dày. Quế, nghệ và gừng, cũng là gia vị, được biết đến nhờ khả năng chống lại vi khuẩn có hại.
- Đồ uống có cồn
Vì uống rượu là một trong những nguyên nhân gây viêm dạ dày, nên bỏ (hoặc ít nhất là giảm thiểu) uống rượu nếu bạn bị viêm dạ dày là rất quan trọng. Rượu gây kích thích và thậm chí có thể làm mòn các bộ phận của niêm mạc dạ dày, khiến nó tiếp xúc với acid và không bao giờ để nó lành.
- Thực phẩm chế biến và thức ăn nhanh
Ngoài việc thường xuyên được chiên và chiên ngập trong dầu, thức ăn nhanh thường chứa chất bảo quản và hương liệu nhân tạo có thể gây kích ứng dạ dày. Điều tương tự cũng xảy ra đối với thực phẩm chế biến và bữa ăn làm sẵn: Ví dụ, sử dụng quá nhiều bột ngọt, được tìm thấy trong hầu hết các loại thực phẩm này, dẫn đến viêm dạ dày và các rối loạn dạ dày khác.
- Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID)
Rõ ràng các loại NSAID thường được sử dụng như Aspirin, Ibuprofen, Diclofenac và Naproxen không phải là thực phẩm, nhưng, chúng lại là một trong những nguyên nhân chính gây viêm dạ dày, chúng vẫn xứng đáng được đề cập trong danh sách này. Chúng ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày giống như rượu và giống như rượu, chúng không nên được sử dụng trong quá trình điều trị viêm dạ dày.
Bạn có bị viêm dạ dày? Vậy thì, bạn cần gặp bác sĩ ngay lập tức để được thăm khám và điều trị. Hy vọng bài này sẽ giúp ích cho các bạn.
Nguồn tham khảo: 6 Foods to Eat and 7 to Avoid If You’re Suffering From Gastritis (theo brightside.me)