Bạn có biết axit dạ dày là axit gì và việc thiếu hoặc dư axit dạ dày ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe như thế nào không?
Có lẽ ai cũng đều nghe nói axit trong dạ dày, nhưng hầu hết mọi người vẫn không biết axit trong dạ dày là loại axit gì? Hãy cùng adiva.com.vn tìm hiểu các bạn nhé.
Axit dạ dày là axit gì?
Axit dạ dày hay giải thích chi tiết hơn axit clohydric là một loại axit vô cơ mạnh, do sự hòa tan của HCl (khí hiđrô clorua) trong nước. Axit clohydric được tìm thấy trong dịch vị, và đây cũng là một trong những yếu tố chính gây ra bệnh viêm loét dạ dày khi hệ thống tự bảo vệ của dạ dày hoạt động không đạt hiệu quả.
Axít clohydric đậm đặc nhất có nồng độ tối đa lên tới 40%. Ở dạng này axit đậm đặc có thể tạo thành các dạng sương mù axit, chúng có khả năng ăn mòn các mô của con người, gây tổn thương đến các cơ quan hô hấp, mắt, ruột và da. Ở dạng pha loãng, axit clohydric cũng được sử dụng làm chất tẩy rửa vệ sinh, lau chùi nhà cửa…
Axit clohydric (HCl) đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình trao đổi chất cơ thể. Trong dung dịch dạ dày của người bình thường (khỏe mạnh) có HCl với nồng độ khoảng từ 0,0001 – 0,001 mol/l (có độ pH tương ứng là 4 và 3). Ngoài mục đích hòa tan các muối khó tan, axit clohydric (HCl) còn là chất xúc tác cho các phản ứng thủy phân các chất đường, bột( gluxit) và chất đạm (protein) thành các chất đơn giản hơn để cơ thể có thể dễ dàng hấp thụ được.
Lượng axit dạ dày có thể quyết định đến các loại bệnh trong dạ dày
Lượng axit clohidric (HCl) trong dịch vị dạ dày của người nếu nhỏ hoặc lớn hơn bình thường đều sẽ gây bệnh cho dạ dày.
Thiếu lượng axit trong dạ dày
Người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày dễ mắc bệnh đầy hơi, khó tiêu… Mặt khác còn tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại gia tăng và gây ra các bệnh ung thư.
Dư axit dạ dày
Ngược lại người có triệu chứng dư axit dạ dày dễ mắc bệnh ợ chua, đắng miệng, đau dạ dày, viêm loét dạ dày…. Hầu hết các bệnh về dạ dày đều liên quan đến lượng axit có trong dạ dày.
Nếu dư thừa axit dạ dày, con người sẽ có một số những triệu chứng biểu hiện như sau: Chua miệng, ợ chua, đầy hơi… do dạ dày thừa quá nhiều axit. Nếu bệnh này để lâu ngày và không chữa trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày…
Dư thừa axit lâu ngày sẽ dẫn tới loét dạ dày- tá tràng, hoặc chảy máu dạ dày, ngoài ra, có thể còn gây ra những tổn hại đến gan và thận, đồng thời làm giảm sức đề kháng của người bệnh.
Dư axit còn ăn mòn cơ thể, khiến cơ thể mất đi sức đề kháng và dễ dàng mắc những bệnh mạn tính nghiêm trọng như bệnh gout, ung thư, sỏi thận,béo phì, loãng xương,…
Xem thêm Bạn có biết quá trình tiêu hóa ở dạ dày ra sao không?
Biện pháp làm giảm axit dạ dày
Do hiện tượng dư axit dạ dày để lâu sẽ hoàn toàn không có lợi và kéo theo nhiều loại bệnh rất nguy hiểm cho dạ dày vì vậy, ngay khi bạn có các triệu chứng dư thừa axit dạ dày như đắng miệng, ợ chua, bệnh đau dạ dày… hãy tìm cách giảm ngay lượng axit trong dạ dày.
[banner-ads product=”micell”]
Adiva.com.vn gợi ý cho bạn một số lời khuyên sau đây:
– Nên ít sử dụng các loại thức uống có ga, các thức uống hoa quả có nhiều axit như nước chanh, cam,… vì nó sẽ khiến cho dạ dày bị bào mòn, thay vào đó bạn có thể dùng thức uống có lợi cho sức khỏe như các loại trà thảo mộc tự nhiên.
– Hạn chế những đồ ăn chua, cay rất có hại cho dạ dày, đặc biệt những đồ chua cay này dễ làm cho lượng axit trong dạ dày tăng rất nhanh.
– Thường xuyên sử dụng gừng trong việc chế biến các món ăn vì nó kích thích tiêu hóa và làm giảm nồng độ axit dạ dày rất hiệu quả.
– Không hút thuốc lá , uống nhiều bia rượu vì nó dễ gây ra các chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản và viêm loét dạ dày
– Uống một ly nước ấm vào mỗi buổi sáng để làm sạch ruột và loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Ngoài ra nước còn giúp bạn trung hòa bớt lượng axit dư thừa trong dạ dày.
– Dưa hấu là trái cây giúp làm giảm axit dạ dày tuyệt vời.
– Không nên nhịn đói lâu vì điều này sẽ làm cho dạ dày bạn dư thừa axit.