Phúc bồn tử là gì? Phúc bồn tử có tác dụng trị bệnh và làm đẹp như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu về tác dụng tuyệt vời từ loại quả kỳ diệu này nhé!
Nói phúc bồn tử nhiều chị em có thể hơi ngờ ngợ nhưng nói quả mâm xôi thì ở Việt Nam rất nhiều bạn biết vì quả mâm xôi là loại quả được phái nữ rất ưa thích. Tại sao vậy? Ngoài chuyện dùng quả mâm xôi làm mứt, làm kem, xay sinh tố giải nhiệt trong mùa nắng nóng, chị em còn dùng quả mâm xôi để làm đẹp cho mình. Thế nhưng có mấy bạn biết rõ về cây phúc bồn tử cũng như vì sao phúc bồn tử có tác dụng làm đẹp. Cùng chia sẻ về cây phúc bồn tử, quả phúc bồn tử và tác dụng làm đẹp của loại quả kỳ diệu này các bạn nhé.
I. CÂY PHÚC BỒN TỬ LÀ CÂY GÌ?
Cây phúc bồn tử (raspberry) có tên khoa học là Rubus idaeus, tên thường gọi là mâm xôi đỏ hoặc mâm xôi châu Âu, là loài thực vật có hoa trong họ hoa hồng. Được ghi nhận trong sách dược thảo ở Anh từ năm 1548, sau đó được trồng phổ biến ở châu Âu và Bắc Mỹ từ thế kỷ 19. Tại Việt Nam, phúc bồn tử được trồng nhiều ở những vùng có khí hậu lạnh như miền núi phía Bắc và đặc biệt là Đà Lạt.
Đông y coi phúc bồn tử (mâm xôi) là một loại quả “thực dược lưỡng dụng” có nghĩa là vừa làm thực phẩm vừa làm thảo dược trị bệnh.
Muốn biết tại sao quả phúc bồn tử có công tuyệt vời như vậy, ta cần phải biết qua thành phần dinh dưỡng của nó:
Phúc bồn tử chứa một chất rất có ích cho sức khoẻ là axit ellagic (một dạng tannin), được xem là chất dinh dưỡng có nguồn gốc thực vật (phyto-nutrients) chống oxy hoá hiệu quả nhất. Nó giúp bảo vệ màng tế bào và các cấu trúc cơ thể bằng cách trung hoà các gốc tự do. Ngoài ra phúc bồn tử còn chứa nhiều hợp chất flavonoid như kaempferol, quercetin, anthocyanin. Phúc bồn tử có hàm lượng cao vitamin C (53,7%), mangan (41%), Mg, Cu, Zn, K, acid folic, omega-3, vitamin K, vitamin E, chất xơ (31%).
Ellagitannin trong phúc bồn tử được chứng minh có tác dụng chống lão hoá 50% mạnh hơn dâu tây, gấp 3 lần trái kiwi, gấp 10 lần cà chua. Với tác dụng hiệp lực của vitamin C và anthocyanin, khả năng chống oxy hoá và ngăn ngừa ung thư của phúc bồn tử được gia tăng gấp đôi, loại trừ được các gốc tự do làm thay đổi cấu trúc ADN của tế bào. Vitamin C và flavonoid còn góp phần kháng viêm và kháng khuẩn mạnh, và tác dụng này không bị giảm đi khi sử dụng phúc bồn tử đã được đông lạnh.
II. Công dụng của phúc bồn tử đối với sức khỏe
1. Rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Có thể nói phúc bồn tử được xếp hàng thượng phẩm trong biểu đồ đánh giá thực phẩm, nhiều lợi ích hơn dâu tây, việt quất (blueberry), nho đen (black grape), anh đào (cherry)… vì ngoài các vitamin, khoáng tố, nó còn là nguồn chất xơ giúp ổn định đường huyết nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
2. Chống lão hoá, ung thư, tiểu đường, kháng khuẩn
Ellagitannin trong phúc bồn tử được chứng minh có tác dụng chống lão hoá 50% mạnh hơn dâu tây, gấp ba lần trái kiwi, gấp mười lần cà chua. Với tác dụng hiệp lực của vitamin C và anthocyanin, khả năng chống ôxy hoá và ngăn ngừa ung thư của phúc bồn tử được gia tăng gấp đôi, loại trừ được các gốc tự do làm thay đổi cấu trúc ADN của tế bào. Vitamin C và flavonoid còn góp phần kháng viêm và kháng khuẩn mạnh, và tác dụng này không bị giảm đi khi sử dụng phúc bồn tử đã được đông lạnh.
3. Bảo vệ thị lực
Theo các số liệu được công bố trong Archives of Ophthalmology thì 36% người lớn sau 50 tuổi thường bị chứng thoái hoá điểm vàng mà nguyên nhân chính là ăn không đủ lượng trái cây cần thiết mỗi ngày. Nghiên cứu đánh giá trên 110.000 phụ nữ và nam giới cho thấy một nhóm cần phải ăn ba khẩu phần gồm rau củ và trái cây mỗi ngày mới đủ chất bảo vệ thị lực, và một nhóm chỉ cần ăn một muỗng bột phúc bồn tử thì đã đầy đủ các carotenoid, vitamin A, C, E và các khoáng tố vi lượng như Cu, Zn, là những thành phần giúp loại trừ các gốc tự do gây hại cho võng mạc.
4. Chống rối loạn cương dương, chữa liệt dương
Các nhà nghiên cứu ở Mỹ chứng minh rằng phúc bồn tử giúp cải thiện vi tuần hoàn ở dương vật, giúp thần kinh hưng phấn làm dương vật mềm yếu sẽ cương trở lại. Y học cổ truyền cũng sử dụng thảo dược này để làm thuốc bổ can minh mục, ích thận trợ dương, bổ huyết, chữa liệt dương di tinh, xuất tinh sớm, mắt mờ, phụ nữ kinh nguyệt không đều, thận suy, tiểu tiện nhiều.
5. Giúp đẹp da, đen tóc
Vitamin E, carotenoid và các chất flavonoid trong phúc bồn tử có tác dụng giải dị ứng, tiêu viêm, thải độc, bảo vệ da chống lại các tia cực tím làm giảm các vết thâm nám trên da, giúp da đàn hồi, tăng cường tuần hoàn ở các mao mạch ngoại vi, thúc đẩy sự tái tạo các tế bào collagen mới giúp da sáng đẹp. Các hoạt chất này còn ngăn cản sự rụng tóc, chậm bạc tóc.
[banner-ads product=”adiva”]
6. Cải thiện tuần hoàn não, chống rối loạn tiền mãn kinh
Nghiên cứu của một số nhà khoa học Mỹ còn cho thấy chất chống ôxy hoá trong phúc bồn tử có tác dụng phòng ngừa các gốc tự do gây tổn hại đến não, đồng thời tăng lưu lượng máu và ôxy đến não, từ đó nâng cao khả năng phán đoán, tăng trí nhớ, sức sáng tạo. Đối với phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh hoặc rối loạn tiền mãn kinh, nó giúp giảm stress, giảm các cơn bốc hoả và chính những chất sinh học này đóng vai trò hormon thay thế góp phần điều hoà lượng estrogen bị thiếu hụt trong giai đoạn này.
III. Tác dụng của phúc bồn tử trong làm đẹp
1. Mặt nạ làm đẹp da, xóa nhăn, chống lão hóa
Vitamin E, carotenoid và các chất flavonoid trong phúc bồn tử có tác dụng giải dị ứng, tiêu viêm, thải độc, bảo vệ da chống lại các tia cực tím làm giảm các vết thâm nám trên da, giúp da đàn hồi, tăng cường tuần hoàn ở các mao mạch ngoại vi, thúc đẩy sự tái tạo các tế bào collagen mới giúp da sáng đẹp. Các hoạt chất này còn ngăn cản sự rụng tóc, chậm bạc tóc.
Nguyên liệu:
– 4 quả phúc bồn tử
– 1 thìa dầu ô liu
– 1 thìa dầu hạt nho
– 2 thìa bột yến mạch
Cách làm:
Bạn trộn đều dầu ô liu với dầu hạt nho rồi rắc bột yến mạch lên. Xay nhuyễn quả phúc bồn tử rồi trộn vào hỗn hợp. Thoa hỗn hợp này lên mặt, cổ khoảng 15 – 20 phút rồi rửa sạch lại với nước ấm và rửa lại lần nữa với nước lạnh. Quả phúc bồn tử, dầu ô liu và dầu hạt nho đều rất giàu chất chống oxy hóa. Mặt nạ này sẽ giúp bạn xóa mờ các nếp nhăn, giúp trẻ hóa làn da lên trông thấy.
Chú ý: Phúc bồn tử chứa chất oxalat, ăn nhiều sẽ có nguy cơ oxalat kết tinh thành sỏi. Những người có sỏi ở thận, bàng quang hoặc túi mật tránh không nên dùng loại trái này. Oxalat còn hạn chế hấp thu canxi, tuy nhiên điều này không đáng kể đối với người có bộ máy tiêu hoá tốt.
2. Cách làm son môi chữa trị môi thâm từ quả phúc bồn tử (mâm xôi)
Người ta đã bào chế ra cách làm son môi với quả mâm xôi như một phương thuốc hữu hiệu để chữa trị môi thâm.
Nguyên liệu:
– 1 quả phúc bồn tử chín đỏ
– 3 quả phúc bồn tử chín đen
– 1/2 thìa cà phê ô liu, 3 tép lựu
– 1 cái lọ nhỏ rửa sạch
Cách làm:
Đầu tiên, bạn hãy nghiền nát quả phúc bồn tử.
Tiếp đến, dùng tay bóp nát hạt lựu và trộn lẫn với hỗn hợp phúc bồn tử.
Sau đó, hãy thêm dầu ô liu vào hỗn hợp và khuấy đều rồi lọc lấy nước từ hỗn hợp và đổ vào chiếc lọ nhỏ để dùng dần.
Cách sử dụng son môi được làm từ quả phúc bồn tử:
Sau khi đã hoàn thành cách làm son môi với quả phúc bồn tử, bạn hãy ghi nhớ cách sử dụng nó sau đây: Mỗi ngày, bạn hãy lấy dung dịch trên thoa lên môi 1 lần. Tinh chất từ quả phúc bồn tử và hạt lựu sẽ thấm sâu nuôi dưỡng đôi môi bạn từ bên trong, còn tinh dầu ô liu sẽ giữ ẩm, bảo vệ đôi môi khỏi khô nẻ, nhất là trong mùa đông.
oOo
Vậy là bạn đã biết xuất xứ của cây phúc bồn tử, công dụng trị bệnh cũng như công thức dưỡng trắng da, xóa mờ nếp nhăn, trẻ hóa làn da và cách làm son môi chữa trị môi thâm từ loại quả kỳ diệu này rồi phải không. Tuy nhiên, đang mùa viêm nhiệt, nhiệt độ tăng cao, bạn có nguy cơ bị khô da đồng thời xuất hiện những nếp nhăn không mong muốn. Trường hợp này bạn phải bổ sung thực phẩm chức năng – dưỡng chất uống làm đẹp collagen ADIVA ngay để chống khô sạm và chống nhăn từ bên trong.