Tầm soát ung thư dạ dày là việc làm cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân và người trong gia đình. Nhờ xét nghiệm tầm soát ung thư dạ dày định kỳ mà phát hiện bệnh sớm để có giải pháp điều trị hiệu quả nhất. Vậy quy trình, lợi ích và những vấn đề có liên quan tới tầm soát tế bào ung thư dạ dày sẽ được ADIVA đề cập ngay trong bài viết này. Mời bạn đọc cùng dõi theo để nắm bắt thông tin hay mỗi ngày từ chuyên mục của chúng tôi.
Ung thư dạ dày giai đoạn sớm là gì?
Phát hiện sớm, dễ chữa lành bệnh, do đó khi có bất cứ triệu chứng nào của bệnh ung thư dạ dày, bạn nên tới cơ sở chuyên khoa khám bác sĩ ngay. Là bệnh lý nguy hiểm, có thể phát triển ở bất cứ phần nào của dạ dày, lan rộng ra khắp dạ dày, thậm chí tới các cơ quan khác trong cơ thể như thực quản, hạch bạch huyết, phổi, gan,…
Ung thư dạ dày giai đoạn sớm là gì? Có nghĩa đây là giai đoạn mức độ xâm lấn ung thư dạ dày chưa qua lớp hạ niêm mạc, không kể tới tình trạng di căn hay không. Đối với loại ung thư này có tiên lượng tốt hơn so với giai đoạn tiến triển. Theo thống kê, người bệnh có 90% sống sót sau 5 năm.
Tổn thương ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm có kích thước nhỏ, trong khoảng cỡ vài mm đến không quá 5-7cm. Do vậy mà tổn thương này sẽ không ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa, hoàn toàn không gây ra triệu chứng khó chịu, đau đớn cho người mắc phải.
Do đó, muốn phát hiện thì phải có giải pháp tầm kiểm soát ung thư dạ dày để biết được kết quả chuẩn xác nhất. Với sự phát triển của các kỹ thuật hình ảnh cho phép bác sĩ phát hiện sớm các tổn thương. Chẳng hạn như áp dụng phương pháp nội soi có dải ánh sáng hẹp, nội soi phóng đại.
Lợi ích của phát hiện sớm ung thư dạ dày
Việc khám tầm soát ung thư dạ dày sớm vô cùng cần thiết, đặc biệt những nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao. Khi chúng ta tầm soát ung thư dạ dày sớm thì sẽ có kế hoạch phòng bệnh, điều trị thời nếu mắc bệnh.
Đặc biệt khi tầm soát tế bào ung thư dạ dày sớm chi phí điều trị sẽ thấp hơn, tăng tỷ lệ được cứu sống, sống thọ được lâu dài hơn so với phát hiện muộn.
[banner-ads product=”micell”]
Tầm soát ung thư dạ dày như thế nào?
Vậy tầm soát ung thư dạ dày bằng cách nào, quy trình và phương pháp thực hiện ra sao không phải ai cũng biết.
Một số phương pháp tầm soát ung thư dạ dày phải kể tới như:
– Nội soi ánh sáng thường
– Phương pháp ¼
– Bên cạnh đó thì còn có một số phương pháp nội soi khác như nội soi có dải ánh sáng hẹp có hoặc không có phóng đại, nội soi huỳnh quang, nội soi nhuộm màu
Đó là một số cách tầm soát ung thư dạ dày hiệu quả mà bác sĩ sẽ áp dụng để biết có bị ung thư hay không.
Chỉ số tầm soát ung thư dạ dày là gì?
Đó là chỉ số CEA (là tên viết tắt của dạng kháng nguyên ung thư phôi), nó có tên khoa học là carcinoembryonic antigen). Chỉ số CEA thực chất nó là một glycoprotein có thành phần carbohydrate chiếm tỷ lệ khoảng 50%. Khối lượng phân tử tương đối của chỉ số CEA có nguồn gốc từ ung thư biểu mô dạ dày là 180 kDa.
Các bước xét nghiệm tầm soát ung thư dạ dày
Để tầm soát ung thư dạ dày, bác sĩ sẽ thực hiện theo các bước cơ bản dưới đây:
Bước 1: Khám lâm sàng
Là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng. Ở bước này bác sĩ sẽ hỏi các thông in cụ thể về tuổi, tình trạng sức khỏe, bệnh sử cá nhân và gia đình nếu có. Đặc biệt quan trọng là các triệu chứng biểu hiện bệnh nghi ngờ gặp phải… nhằm đánh giá nguy cơ mắc bệnh. Tiếp đến họ sẽ tiến hành khám lâm sàng cho bệnh nhân để phát hiện các dấu hiệu của bệnh.
Muốn có kết quả chính xác nhất, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh làm thêm các xét nghiệm, chẩn đoán chuyên sâu khác một cách rõ ràng nhất để đưa ra kết luận.
Bước 2: Xét nghiêm ung thư dạ dày
Tiếp đến, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm ung thư dạ dày bằng những phương pháp sau:
Thực hiện nội soi tầm soát ung thư dạ dày
Bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp này để tầm soát ung thư dạ dày, nội soi là bước thăm khám hiệu quả giúp phát hiện sớm bệnh. Dùng ống nội soi để đưa vào thực quản xuống đến dạ dày để quan sát bên trong như thế nào.
Chụp cắt lớp vi tính
Đây là phương pháp chẩn đoán bệnh không qua can thiệp trực tiếp vào cơ thể bệnh nhân. Chỉ dựa vào hình ảnh chụp được, từ đó bác sĩ đánh giá tình trạng thương tổn của dạ dày. Đồng thời đánh giá được ung thư bắt đầu di căn tới các bộ phận khác trong cơ thể.
Xét nghiệm sinh thiết dạ dày
Việc làm này nhằm chẩn đoán tế bào khối u có phải là ung thư hay không? Xét nghiệm sinh thiết dạ dày nhằm đánh giá tình trạng, mức độ viêm, chẩn đoán xem người bệnh có nhiễm vi khuẩn Hp hay không.
Xét nghiệm máu tầm soát ung thư dạ dày
Kiểm tra nồng độ của chỉ số CA 72-4 như thế nào, với người khỏe mạnh chỉ số này là ở nhỏ hơn 6,9 U/ ml, còn người mắc bệnh ung thư dạ dày thì chỉ số này sẽ cao hơn 6,9 U/ml.
Xét nghiệm là cách để tầm soát ung thư dạ dày đại tràng hiệu quả, rõ rệt nhất.
Bước 3: Tư vấn phương pháp điều trị ung thư dạ dày
Sau khi xác định kết quả chính xác của việc tầm soát ung thư dạ dày, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân phương pháp để điều trị ung thư dạ dày phù hợp.
Tầm soát ung thư dạ dày ở đâu? Gói tầm soát ung thư dạ dày bao nhiêu tiền?
Hãy tìm đến địa chỉ uy tín, bạn có thể đến bệnh viện hoặc cơ sở tư nhân uy tín để thực hiện tầm kiểm soát ung thư dạ dày cho mình cũng như người thân trong gia đình.
Thắc mắc về giá tầm soát ung thư dạ dày bao nhiêu là vấn đề được nhiều người quan tâm nhất. Vậy mức chi phí tầm soát ung thư dạ dày rơi vào khoảng bao nhiêu/người?
Hiện nay, chi phí thực hiện tầm soát ung thư dạ dày phụ thuộc vào nơi bạn muốn đến. Tuy nhiên, mức giá dao động từ 3-4 triệu/người.
Mong rằng, với quy trình khám tầm soát ung thư dạ dày cũng như các vấn đề có liên quan trên đây sẽ giúp bạn nắm rõ. Để bảo vệ sức khỏe thì tầm soát ung thư dạ dày là điều vô cùng cần thiết.
Bảo vệ sức khỏe dạ dày với nghệ Micell ADIVA
Phòng bệnh còn hơn chữa bệnh, đó là một điều thực tế. Do đó, ngày nay chăm sóc sức khỏe là việc hàng đầu mà bất cứ ai cũng quan tâm đến. Để bảo vệ sức khỏe dạ dày, kiểm soát các bệnh lý liên quan tới dạ dày, bạn nên bổ sung ngay viên uống Nghệ Micell ADIVA từ Đức.
Để được tư vấn kỹ về liệu pháp bảo vệ sức khỏe dạ dày, vui lòng liên hệ ngay hotline: 1900 555 552 để được chuyên viên ADIVA hỗ trợ tư vấn.
+ Nguồn tham khảo:
Can Stomach Cancer Be Prevented? https://www.cancer.org/cancer/stomach-cancer/causes-risks-prevention/prevention.html