Trào ngược dạ dày ở trẻ em thường được gọi là trớ và đang có xu hướng gia tăng. Dù là bất cứ ai, người lớn hay trẻ nhỏ, nam hay nữ đều có khả năng mắc bệnh nếu không biết cách chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Vậy nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày và triệu chứng của nó là gì, hãy tham khảo những thông tin hữu ích sau nhé!
Trào ngược dạ dày ở trẻ em là gì?
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là do tình trạng trào ngược bất thường và kéo dài thường xuyên của những chất từ dạ dày lên thực quản. Đây là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng gia tăng giống như bệnh đau dạ dày, biểu hiện lâm sàng là ợ nóng và nôn nhiều. Tuy nhiên cũng kèm theo triệu chứng đau rát họng, ho kéo dài, đau ngực nên rất dễ gây nhằm lẫn với các bệnh khác. Nếu bệnh diễn ra lâu dài sẽ dẫn đến viêm loét thực quản gây chảy máu và biến thành ung thư.
Tỷ lệ mắc trào ngược dạ dày thực quản trên thế giới khác nhau tùy vào vùng miền như ở Nhật Bản là 10-15%, Mỹ là 15,1-20%, Trung Quốc từ 0,1-5%, còn ở trẻ em dao động từ 2-7%.
Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em thường gặp ở trẻ em nhóm từ 1 đến 4 tháng tuổi, nhưng khi trên 6 tháng lúc trẻ chuyển sang chế độ ăn rắn và chuyển sang đứng thì 60% giảm triệu chứng, từ 8-10 tháng tuổi có đến 90% trẻ dứt hẳn các triệu chứng. Đây là tình trạng trẻ nôn sau khi cho bú sữa hoặc ăn bột, là vấn đề rất phổ biến, hay xảy ra lúc trẻ ho, khóc trong hoặc sau khi ăn.
Trào ngược dạ dày ở trẻ em có nguy hiểm không?
Vẫn biết đây là căn bệnh phổ biến nhưng nhiều người thường cho rằng nó chỉ xảy ra ở người lớn, nhưng chẳng dai ngờ kể cả trẻ dưới 1 tuổi cũng thường mắc phải. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng nếu như các mẹ phát hiện sớm và điều trị kịp thời, còn nếu để lâu thì có thể dẫn đến những nguy cơ khó lường.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là căn bệnh phức tạp, dễ nhầm lẫn và không có tiêu chuẩn vàng trong chuẩn đoán. Ngoài những triệu chứng ở thực quản như ợ chua, ợ nóng, khó nuốt thì còn có nhiều triệu chứng nằm bên ngoài thực quản như ho kéo dài, viêm họng, sưng họng, đau ngực, khàn giọng, chảy mủ tai,…
Sự phức tạp của bệnh còn được thể hiện ở độ nặng và tần suất các triệu chứng. Cụ thể là thực quản có thể bị viêm loét, có thể là barrett thực quản nhưng biểu hiện vẫn ở mức độ nhẹ.
[banner-ads product=”micell”]
Nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ em
Chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em thường xảy ra là do một số nguyên nhân sau:
– Dạ dày chưa phát triển hoàn thiện: lúc này dạ dày của trẻ sẽ nằm ngang và cao hơn ở người lớn nên dễ bị ọc sữa và trào ngược. Đồng thời 2 đầu dạ dày chưa hoạt động ổn định nên đôi lúc đáng ra phải đóng lại thì nó lại mở ra làm cho thức ăn bị trào ra.
– Hệ tiêu hóa chưa ổn định: nên rất dễ gây nên trào ngược dạ dày ở trẻ em vì hệ tiêu hóa đang trong quá trình hoàn thiện.
– Tư thế cho trẻ bú không đúng: do dạ dày nằm ngang nhưng nhiều bà mẹ thường nằm cho trẻ bú nên dễ xuất hiện việc nôn trớ.
– Đặt bé nằm sắp hay ngửa ngay sau khi ăn: do cơ vòng thực quản chưa phát triển đầy đủ nên chưa tự co bóp trơn tru, dịch dạ dày và thức ăn dễ chảy ngược lên thực quản.
– Do cho trẻ ăn uống quá nhanh hay quá nhiều.
– Trong giai đoạn ăn dậm, khi ăn thức ăn dạng lỏng thì nó dễ lọt ra ngoài khi có khe hở.
– Thức ăn bị ứ động lâu ngày nếu cho trẻ nằm nhiều và dễ gây ra trào ngược.
Tình trạng trào người có thể tự cải thiện và hết hẳn khi trẻ được khoảng 12-18 tháng. Hiện tượng nôn, sặc sữa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, vì vậy các bà mẹ nên chú ý quan sát và theo dõi cách cho bé ăn để kiểm soát chứng trào ngược.
Ngoài ra căn bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em này xuất hiện có thể do các bệnh lý khác như nhiễm trùng, viêm ruột, dị ứng đạm sữa bò,… Nếu gặp trường hợp trào ngược nặng và kèm theo những dấu hiệu thất thường thì bạn hãy mang trẻ đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn và điều trị.
Triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em
Ở trẻ thường gặp 1 hay nhiều triệu chứng, trẻ có thể khóc thét khi nằm ngủ, ngủ ít, khó nuốt, kích thích quấy khóc, thường xuyên bị viêm mũi xoang, viêm tai, nang phổi bẩm sinh,… Ở trẻ sơ sinh thì đây có thể là nguyên nhân gây đột tử ở trẻ đẻ non. Triệu chứng phổ biến của trào ngược dạ dày ở trẻ em là nôn, từ chối ăn nên dẫn đến suy dinh dưỡng, viêm thực quản. Sau đây là triệu chứng điển hình của bệnh mà bạn có thể dễ nhận biết.
– Trớ, ợ, nôn nhiều đặc biệt là sau khi ăn, sau khi bú.
– Quấy khóc vô cớ, quấy đêm nhiều, biếng ăn, lười bú mẹ, ói, ọc sữa nhiều.
– Biếng ăn, suy dinh dưỡng, thiếu máu, chậm phát triển, khó nuốt thức ăn, quấy khóc khi ăn.
– Thường xuyên ho, khò khè, khó thở tím tái, sốt, tiêu chảy, viêm phổi, ngưng thở.
– Trẻ khó chịu khi đang ăn hoặc sau khi ăn.
Khi xóc, bế, ép vào bụng bé sau khi ăn sẽ xảy ra trào ngược dạ dày thực quản, điều này làm cho axit trong dạ dày trào ngược gây hiện tượng trớ sữa.
Bên trên là một vài triệu chứng của trào ngược dạ dày ở trẻ em mà các mẹ cần chú ý để theo dõi tình trạng của con mình. Nếu có biểu hiện khác lạ thì nên đưa bé đi khám ngay để phòng trường hợp xấu.
Cách chữa trào ngược dạ dày ở trẻ em
Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản không đơn thuần như ở người lớn, nó sinh ra nhiều nguy hiểm hơn vì sức đề kháng ở trẻ còn yếu. Vì thế bạn cần sử dụng những biện pháp chữa trị trào ngược dạ dày ở trẻ em và chăm sóc hợp lý.
– Cho trẻ ăn, bú đúng tư thế: tư thế cho bú rất quan trọng, nó sẽ giảm được triệu chứng trào ngược ở trẻ. Khi cho bú, hãy để đầu trẻ cao hơn mặt phẳng khoảng 30 độ, tư thế này sẽ tránh được tình trạng trào ngược. Khi trẻ nằm ngủ thì bạn cũng cần kê đầu cao hơn mặt giường.
– Không ép trẻ ăn quá no hay quá nhiều, bạn hãy chia ra nhiều bữa nhỏ để dạ dày trẻ thích nghi dần.
– Sau khi cho trẻ ăn xong, hãy giữ bé ngồi ở tư thế thẳng, không nên cho bé nằm ngay hoặc vận động rung lắc nhiều sẽ dễ bị trớ.
– Nếu như vừa ăn xong đã bị nôn hoặc không tiêu thì bạn không nên bắt trẻ ăn lại.
– Trong giai đoạn ăn dặm, nên chuẩn bị những món ăn đặc để tránh trào ngược.
– Tránh cho trẻ mặc quần áo hay quấn tả quá chặt, tránh khói bếp và khói thuốc lá.
Bên trên là những thông tin hữu ích về trào ngược dạ dày ở trẻ em mà bạn có thể tham khảo để xác định được tình trạng sức khỏe của bé. Khi đã thực hiện những biện pháp trên nhưng trào ngược dạ dày không cải thiện thì hãy đưa bé đến cơ sở y tế để được các bác sĩ tư vấn và điều trị.