Khổ sâm cho lá – cây thuốc nam chữa đau dạ dày hiệu quả

Khổ sâm cho lá – cây thuốc nam chữa đau dạ dày hiệu quả: Theo Lương y đa khoa Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Hà Nội), khổ sâm là cây thuốc nam đa công dụng, cây đặc biệt có tác dụng tốt đối với các chứng bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa và dạ dày.

Tên khoa học của khổ sâm cho lá là Cronton tonkinensis Gagnep, họ thầu dầu. Cây khổ sâm cho lá, hay còn gọi khổ sâm Bắc bộ, cây cù đèn, cây co chạy đón (dân tộc Thái)…

Lá cây có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, sát khuẩn…Dùng điều trị ung nhọt, kiết lỵ, viêm loét dạ dày hành tá tràng, chốc đầu, đầy bụng, khó tiêu…

cay-kho-sam

Cây khổ sâm cho lá – là loại lá cây chữa đau dạ dày dễ tìm và cực rẻ

Thành phần hóa học: Trong khổ sâm cho lá có flavonoid, alcaloid, tanin, polyphenol.

Theo y học cổ truyền, lá khổ sâm cho lá có vị đắng, hơi ngọt, hơi chát, mùi hắc tính mát có tác dụng sát khuẩn, thanh nhiệt, tiêu độc.

Trong nhân dân dùng lá sao vàng, sắc lấy nước uống chữa các chứng bệnh viêm loét dạ hành tá tràng, kiết ly, đau bụng, tiêu hóa kém. Ngày dùng 12 – 24g.

Dùng ngoài đem lá sắc đặc lấy nước rửa chữa nơi ngứa, mụn nhọt, lở loét. Nếu bị chốc đầu thì dùng nước sắc để rửa hoặc giã lá tươi để đắp.

Bộ phận dùng: Lá – thu hoạch vào khi cây sắp ra hoa, đem lá dùng ở dạng tươi hoặc phơi khô đều được.

Một số bài thuốc từ cây:

1. Chữa đau bụng không rõ nguyên nhân:

Hái mấy lá khổ sâm, nhai với mấy hạt muối; nếu có nôn hay sôi bụng thì nhai kèm thêm một miếng gừng sống.

2. Chữa đau bụng lâm râm, đau bụng sau khi ăn, đầy bụng, khó tiêu:

Lá khổ sâm, dây ngấy hương, các vị này đem phơi khô, mỗi thứ một nắm (30-40g), thêm 3 lát gừng, sắc nước uống. Hoặc thường dùng sắc 2 thứ lá trên uống thay trà.

[banner-ads product=”micell”]

3. Chữa loét dạ dày tá tràng:

+ Lá khổ sâm, bồ công anh, nhân trần, mỗi vị 12g; lá khôi, chút chít, mỗi vị 10g. Tán bột, mỗi ngày pha 30g với nước đun sôi, khuấy đều và uống.

+ Lá khổ sâm 12g, lá khôi 40g, bồ công anh 20g, uất kim, hậu phác mỗi vị 12g, ngải cứu 8g, cam thảo 8g. Sắc uống, hoặc nấu cao pha siro uống.

đau dạ dày

Lưu ý:

– Cơ thể bị suy nhược, táo bón không dùng được, dùng liều cao gây buồn nôn, nhức đầu, khi ngừng thuốc sẽ tự hết các triệu chứng trên.

– Tránh nhầm lẫn hai cây cùng tên khổ sâm cho lá này với cây khổ sâm (tên khoa học Sophora flavescens) cho rễ dùng làm thuốc.

– Không dùng khổ sâm với lê lô, thận trọng đối với bệnh nhân tỳ, vị hư hàn.