Bạn biết gì về câu kỷ tử? Tác dụng làm đẹp của câu kỷ tử như thế nào?

Chúng ta thường nghe nói về một vị thuốc làm đẹp rất hiệu quả của Đông y là câu kỷ tử nhưng mấy ai biết vị thuốc này được thu hái từ một loại cây cũng như rất nhiều bạn không biết công dụng trị bệnh hay làm đẹp của câu kỷ tử nằm ở bộ phần nào của cây này. Hãy cùng chia sẻ về vị thuốc quý này nhé.

I. CÂY VÀ QUẢ CÂU KỶ TỬ

Cây câu kỷ tử, tên khoa học: Fructus Lycii. Thuộc họ Cà (Solanaceae). Cây có xuất xứ từ Trung Quốc. Cây kỷ tử là cây thân bụi mọc đứng, phân nhiều cành, nhánh, cao 0,5-1,5m. Cành cây mảnh, có gai ngắn mọc ở kẽ lá. Lá hình mũi mác, hẹp ở đầu gốc, nhẵn, mọc cách, một số loại mọc vòng, cuống lá ngắn. Hoa nhỏ mọc đơn độc hoặc vài hoa mọc chụm lại ở kẽ lá. Quả mọng hình trứng, khi chín màu đỏ sẫm, hoặc đỏ tươi.

Tác dụng làm đẹp của câu kỷ tử

Quả câu kỷ tử

Phần dùng làm thuốc: Quả khô rụng (Fructus Lycii).

Mô tả dược liệu cây câu kỷ tử:

Quả khô câu kỷ tử hình bầu dục dài 0,5-1cm, đường kính hơn 0,2cm. Vỏ quả màu đỏ sậm hoặc đỏ tươi, khi khô mặt ngoài quả nhăn nheo bên trong có nhiều hạt màu vàng, một đầu có vết của cuống quả, không mùi, vị ngọt hơi chua.

Thu hái, sơ chế:

Thu hái quả vào tháng 8-9 hàng năm, đem phơi khô. Nên hái vào sáng sớm hoặc chiều mát,  hái về trải mỏng, phơi trong râm mát đến khi bắt đầu nhăn mới đem phơi nhiều nắng cho đến khi thật khô.

Bào chế:

+ Lựa quả đỏ tươi, tẩm rượu đều để một hôm, giã dập dùng.

[banner-ads product=”adiva”]

+ Có thể dùng sống; tẩm rượu sấy khô, hoặc tẩm mật rồi sắc lấy nước đặc, hay sấy nhẹ cho khô, đem tán bột mịn.

Bảo quản:

Đựng trong lọ kín, để nơi khô ráo, nếu thấy quả  bị thâm đen, đem xông diêm sinh hoặc đổ rượu, xóc lên sẽ trở lại màu đỏ đẹp.

II. VỊ THUỐC CÂU KỶ TỬ

Theo Đông y, kỷ tử vị ngọt, tính bình, có tác dụng tư bổ can thận, nhuận phế, minh mục (sáng mắt). Thường dùng để chữa can thận âm suy, lưng gối yếu mỏi, đầu choáng mắt hoa, ho khan, mắt nhìn không rõ, di tinh, vô sinh…

Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy: Kỷ tử có tác dụng tăng cường miễn dịch, xúc tiến quá trình tạo máu, giảm mỡ máu, chống tích đọng mỡ ở tế bào gan, chống oxy hóa và kiềm chế quá trình lão suy.

Điều này chứng tỏ người xưa dùng kỷ tử làm thuốc bổ và kéo dài tuổi thanh xuân là có cơ sở.

Kỷ tử là một thứ “Dược thực lưỡng dụng”- nghĩa là vừa dùng làm thuốc, vừa làm thức ăn. Ngoài cách dùng kỷ tử để chế biến những món ăn bổ dưỡng như ‘Gà hầm kỷ tử”, “Cá hấp kỷ tử”…trong điều kiện gia đình, còn có thể dùng kỷ tử để làm đẹp.

 

Tác dụng làm đẹp của câu kỷ tử

Vị thuốc kỷ tử

III. TÁC DỤNG LÀM ĐẸP CỦA CÂU KỶ TỬ

Sau đây là 2 bài thuốc dùng kỷ tử để kiềm chế lão suy và giảm nhăn da mặt cực kỳ hiệu quả:

1. Rượu kỷ tử –  bài thuốc kiềm chế lão suy

Để làm rượu kỷ tử, rất đơn giản:

– Kỷ tử : 600g

– Rượu (35-40 độ): 2 lít

Giã nhỏ kỷ tử, cho rượu vào ngâm trong 2 tuần lễ trở lên rồi lọc lấy rượu, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1 chén con.

Tác dụng: Bổ huyết, sáng mắt, kiềm chế lão suy.

2. Trà kỷ tử – bài thuốc giảm nhăn da mặt

Bài thuốc cũng rất đơn giản, gồm:

 

Tác dụng làm đẹp của câu kỷ tử

Cúc hoa

– Kỷ tử : 6g

– Cúc hoa: 4g

– Lá dâu tằm: 3g

– Hạt muồng (quyết minh tử, sao thơm): 3g

Hãm nước sôi uống thay trà trong ngày.

Tác dụng: Giảm mỡ máu, giảm béo, sáng mắt, giảm nếp nhăn trên da mặt.

Vậy là các bạn đã rõ về vị thuốc câu kỷ tử rồi phải không. Xem qua tác dụng của câu kỷ tử, ta thấy người xưa dùng kỷ tử làm thuốc bổ và kéo dài tuổi thanh xuân là có cơ sở. Các bài thuốc trên cần phải uống lâu dài thì mới có hiệu quả. Đang mùa hè nắng nóng, nhiệt độ tăng cao khiến làn da của nhiều chị em khô sạm kéo theo là những nếp nhăn xuất hiện trên khuôn mặt. Làm sao để tống khứ hai kẻ không mời mà đến đó? Đừng quá lo lắng, hãy uống dưỡng chất uống làm đẹp ADIVA collagen  để lấy lại làn da ẩm mượt mịn màng các bạn nhé.

collagen Adiva giúp làm đẹp da hiệu quả và an toàn