Bệnh lý viêm loét dạ dày có thể dẫn tới biến chứng thủng dạ dày nếu không có biện pháp làm lành các vết loét sớm. Do đó, cần nhận biết các triệu chứng thủng dạ dày từ đầu để điều trị kịp thời. Bởi bệnh thủng dạ dày vô cùng nguy hiểm, có thể đe doạ đến tính mạng của người mắc phải. Cùng ADIVA tìm hiểu ngay triệu chứng thủng dạ dày và những điều cần biết dưới đây để có cách chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
Bệnh lý thủng dạ dày gặp phần lớn ở lớp trẻ hiện nay, lỗ thủng có thể do viêm loét dạ dày nặng hoặc do những sẹo non và sẹo già trên thành ruột (với những người có tiểu sử bị bệnh đau dạ dày nặng và loét dạ dày tá tràng).
Chứng thủng dạ dày khiến dung dịch và thức ăn trào ra khoang bụng, để lâu sẽ dẫn tới nhiễm trùng và sinh mủ rất khó phục hồi.
Nhận biết triệu chứng thủng dạ dày để khắc phục kịp thời:
Các triệu chứng cơ năng của thủng dạ dày đó là cơn đau xuất hiện đột ngột với mức độ nghiêm trọng. Ví dụ như bạn đang sinh hoạt, làm công việc như thường ngày bỗng cảm thấy như có vật sắc nhọn đâm thẳng vào bụng, ở vùng thượng vị, sau đó thì có thể đau lan sang bụng bên trái, bên phải.
Người bệnh sẽ bị đau nhiều hơn khi nằm và đứng vì lúc này cơ bụng càng căng hơn, cảm thấy dễ chịu hơn khi bạn gập người lại.
Bị đau bất thình lình cho nên có thể bị choáng váng, da tái xanh, tay chân run rẩy và chuyển lạnh là triệu chứng thủng dạ dày tá tràng thường gặp nhất ở người bệnh.
Mạch đập nhanh hơn, toát mồ hôi hột, một số người bệnh hoảng sợ. Đợi đến một lúc mới ổn định lại.
Thành bụng co lại, nắn vào thấy cứng rắn và có thể xảy ra tình trạng thoát vị bẹn ở trẻ nhỏ vì dung dịch trong dạ dày kích thích lên bề mặt của khoang bụng.
Khi cơ thể mới bị thủng dạ dày thì dung dịch nước dạ dày trào ra thành bụng vẫn còn toan tính vô khuẩn nhưng nếu như không xử lý sớm sẽ nhanh chóng gây viêm nhiễm, sinh mủ.
Đó là các triệu chứng thủng dạ dày, khi phát hiện cần phải đi khám bác sĩ để có giải pháp điều trị bệnh ngay.
Xem thêm: Các triệu chứng đau dạ dày
Hướng điều trị thủng dạ dày
Bệnh thủng dạ dày chủ yếu ở những người có tiền sử bị viêm loét, cụ thể là trên niêm mạc dạ dày có những vết sẹo non, sẹo già do tác động từ khí hậu như chuyển mùa đột ngột, ăn uống không khoa học, việc sử dụng thuốc trong thời gian dài, uống bia rượu,… khiến vết loét dễ vỡ ra và tạo thành lỗ thủng. Khi phát hiện ra triệu chứng thủng dạ dày cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất.
[banner-ads product=”micell”]
Tại đây, các phương pháp chữa trị có thể dùng là:
Điều trị bảo tồn:
Khi cơ sở y tế không đủ máy móc, yếu tố kĩ thuật hay nghiệp vụ chuyên môn thì thực hiện biện pháp này. Trong thời gian chuyển bệnh nhân tới bệnh viện tuyến trên sẽ tiến hành hút dịch bằng cách đặt xông dạ dày, ngăn chặn nhiễm khuẩn và chống sốc bằng cách là truyền kháng sinh liều cao với truyền dịch.
Khâu vết thủng dạ dày:
Phương pháp này dễ tiến hành hơn với những vết loét non do cấu trúc vẫn còn mềm mại. Còn đối với vết loét đã lâu ngày và trở nên chai cứng thì đặt mũi kim trên tổ chức lành mềm, xa vết chai hoặc xử lý loại bỏ chai cứng rồi mới khâu 2 lớp, lớp trong thì dùng chỉ catgut còn lớp ngoài dùng chỉ lanh.
Phẫu thuật cắt dạ dày:
Phương pháp này được thực hiện khi người bệnh bị hẹp môn vị, vết thủng ở ngay sẹo chai và bị chảy máu nhiều lần, ung thư dạ dày giai đoạn đầu gây nên tình trạng thủng thành dạ dày. Cắt một phần dạ dày sẽ loại bỏ được căn nguyên bệnh lý và giải quyết được biến chứng sau này nhưng quá trình phẫu thuật thì có thể phát sinh vấn đề không mong muốn xảy ra.
Như vậy, việc phát hiện triệu chứng thủng dạ dày sớm để khắc phục bệnh là sự cần thiết hơn bao giờ hết, bởi đây là điều nguy hiểm đến tính mạng con người. Do đó, hãy có cách chăm sóc, bảo vệ dạ dày luôn khỏe mạnh, nói không với các bệnh lý liên quan đến dạ dày là cách tốt nhất, bởi phòng bệnh còn hơn chữa bệnh.