Đừng coi thường hiện tượng đau bao tử (dạ dày) quặn từng cơn: Những cơn đau cấp tính của bệnh đau bao tử rất đáng sợ. Và chỉ khi những cơn đau bao tử quặn từng cơn kéo đến thì người bệnh mới thấm hết cái nỗi khổ mà căn bệnh này mang lại. Vậy nguyên nhân của hiện tượng đau dữ dội này là gì, có cách nào khắc phục không?
Cẩn thận với chứng đau bao tử quặn từng cơn
Theo cách nghĩ thông thường thì đau bao tử là chỉ đau vùng chứa bao tử. Thế nhưng bất kỳ vị trí nào ở ổ bụng cũng có thể bị đau bao tử làm phiền và mức độ đau có thể khác nhau tùy theo nguyên nhân. Thế nhưng, khi bao tử bị đau quặn từng cơn thì bạn hãy coi chừng, nó có thể báo hiệu một điều bất thường nguy hiểm nào đó.
Đau dạ dày quặn từng cơn
Nguyên nhân đau bao tử có thể xuất hiện do viêm ruột thừa, rối loạn tiêu hóa, đau bụng kinh … Đôi khi cơn đau bao tử có thể kéo đến do bạn ăn những thực phẩm ôi thiu, giàu chất béo, kích thích … Tuy nhiên sau khi hệ tiêu hóa xử lý xong những thực phẩm này, cơn đau bao tử sẽ biến mất.
Thế nhưng khi bạn bị đau bao tử quặn từng cơn, nhất là tần suất thường xuyên và liên tục thì hãy cẩn thận, nguyên nhân sâu xa có thể không đơn giản như chúng ta nghĩ. Dưới đây là một số lý do giải thích cho hiện tượng này:
– Viêm loét bao tử
– Đau dạ dày cấp
– Rối loạn kinh nguyệt
– Viêm ruột thừa
– U nang buồng trứng
– Giun chun ống mật
– Viêm túi mật
– Rối loạn vận động túi mật hoặc đường mật
Mức độ đau của cơn đau quặn rất dữ dội, vượt xa cơn đau âm ỉ và đau không thể chịu được. Lúc đó người bệnh thường ôm bụng rên rỉ, thậm chí gào khóc và lăn lê bò lết.
[banner-ads product=”micell”]
Vị trí đau bụng cũng giúp chúng ta chẩn đoán lâm sàng
Khi cơn đau bao tử quặn từng cơn kéo đến, bạn cũng có thể căn cứ vào vị trí cũng như triệu chứng đi kèm để biết tình trạng của mình.
Ví dụ:
– Giữa bụng: Viêm hang vị bao tử , hành tá tràng, viêm loét bao tử … Triệu chứng đi kèm: Buồn nôn, ăn không tiêu, đau thượng vị, ợ chua, ợ nóng…
– Xung quanh rốn: Đau ruột thừa. Triệu chứng đi kèm: Sưng bụng, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, chán ăn, sốt nhẹ…
– Đau dưới rốn: Rối loạn đại tràng bao tử, rối loạn tiêu hóa… kèm các biểu hiện đau nhói bụng dưới rốn, chuột rút…
– Đau trên rốn: Đau bao tử … kèm hiện tượng đau quặn từng cơn, tức bụng, đau khi quá đói hoặc quá no…
Ngoài ra các vị trí khác bạn có thể tham khảo hình dưới đây:
Cách xử lý khi bị đau bao tử quặn từng cơn
Khi người nhà bị đau bao tử quặn từng cơn thì lập tức bạn phải xử lý ngay trước khi người bệnh gặp chuyện không hay. Trường hợp này rất nguy hiểm, vì thế không được tự ý đưa người bệnh uống hay ăn bất cứ thứ gì mà chưa được sự cho phép của bác sĩ.
– Đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu.
– Bác sĩ xử lý tình trạng đau.
– Bác sĩ khám lâm sàng.
– Thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán chính xác nguyên nhân.
– Đưa ra phác đồ điều trị.
Đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu
Về phần người nhà bệnh nhân, khi đưa họ vào bệnh viện thì nên nhớ một số lưu ý sau:
– Trấn tĩnh và động viên bệnh nhân.
– Giúp họ nằm nghiêng hoặc tư thế nào thoải mái nhất, có gối mềm.
– Gọi ngay cấp cứu khi có dấu hiệu bất thường.
– Chuẩn bị giấy tờ cần thiết của người bệnh như thẻ bảo hiểm, chứng minh thư, bệnh án…
– Chăm sóc về sinh hoạt, ăn uống một cách cẩn thận.
Làm sao để phòng tránh đau bao tử quặn từng cơn?
Sau khi đã xuất viện, người bệnh phải hết sức lưu ý để phòng tránh cơn đau bao tử quặn từng cơn tái phát.
– Tránh ăn đồ cay nóng và chất kích thích…
– Sinh hoạt lành mạnh, không thức khuya dậy sớm quá mức.
– Nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, chăm chỉ luyện tập nhẹ nhàng và tránh căng thẳng, stress…
– Tái khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Tái khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ đê có thể trị dứt điểm đau dạ dày bằng các thuốc trị bệnh đau bao tử hiệu quả.
Như vậy các bạn đừng coi thường hiện tượng đau bao tử (dạ dày) quặn từng cơn nhé. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức chăm sóc sức khỏe. Ngoài việc tuân thủ phác đồđiều trị của bác sĩ các bạn cũng nên biết thêm thông tin hữu ích sau: Từ xưa các thầy thuốc đã dùng củ nghệ như một loại thuốc chữa dạ dày. Nghệ có chứa thành phần chất chính là tinh bột nghệ Curcumin có hoạt tính chống viêm cấp tính và viêm mạn tính, chống viêm loét dạ dày và chống rối loạn tiêu hóa. Đây cũng là chất chống oxy hóa, làm lành vết thương rất tốt, tăng lượng chất nhầy trong dịch vị, bảo vệ niêm mạc dạ dày, tá tràng. Trong dân gian thường dùng nghệ vàng trộn với mật ong làm thuốc chữa viêm loét dạ dày có tác dụng rất tốt giúp làm giảm các triệu chứng bệnh như ợ chua, đau bụng, ăn không tiêu… và các triệu chứng đau bao tử khác.
Nhiều công trình nghiên cứu khoa học gần đây đã chứng minh củ nghệ có rất nhiều tác dụng trong hỗ trợ tiêu hóa do thúc đẩy sự co bóp của túi mật nhưng lại không làm tăng tiết axit dạ dày. Tinh chất Curcumin trong củ nghệ cũng ức chế được các khối u ở bộ phận này. Do đó, nghệ là dược phẩm tốt đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày, tá tràng. Nhưng sử dụng nghệ tươi có nhiều bất tiện nên các bạn hãy sử dụng Nghệ Micell ADIVA để chữa bệnh đau dạ dày cho mình.