Tác hại của đường đối với làn da và cơ thể

Đường có hại thì hầu như ai cũng biết. Nhưng cụ thể tác hại của đường đối với cơ thể là như thế nào thì không phải ai cũng biết. ADIVA sẽ chia sẻ để các bạn nắm rõ những tác hại của đường đối với làn da và cơ thể, cũng như các cách hạn chế tác hại của đường, để bảo vệ sức khỏe tốt hơn!

Bạn nên biết rằng đường không chỉ gây béo phì mà còn làm giảm miễn dịch, gây stress và đẩy nhanh quá trình lão hóa đấy.

I. Những tác hại của đường đối với làn da

 1. Lão hóa da

Tác hại của đường làm lão hóa da

Tác hại của đường làm lão hóa da

Da sẽ nhanh chóng xuất hiện các dấu hiệu lão hóa nếu dùng quá nhiều đường. Đường sau khi được đưa vào cơ thể sẽ hấp thụ vào máu và được chuyển đổi thành các protein, các phân tử mới này góp phần vào sự mất độ đàn hồi của các mô bị lão hóa, từ da cho đến các bộ phận và động mạch. Hơn nữa, Collagen trong cơ thể bị đường tác động khiến da chuyển sang màu nâu, xuất hiện đốm nâu, mất tính đàn hồi, lão hóa. Hậu quả sẽ có thể gây ra nếp nhăn, da bị chảy xệ, quầng thâm dưới mắt. Quá trình lão hóa da càng được thúc đẩy nhanh khi càng có nhiều đường lưu thông trong máu.

 2. Gây viêm da

Ăn quá nhiều đường sẽ khiến lượng đường trong máu tăng lên, gây ra tình trạng viêm trong các tĩnh mạch của cơ thể. Nó cũng gây ra viêm da, phát ban và ngứa. Các viêm nhiễm có thể dẫn đến phá vỡ mao mạch, mất độ đàn hồi da, và gây thiệt hại cho các tế bào da. Các bạn nên nhớ rằng quá trình lão hóa da xảy ra nhanh chóng là do tất cả các biểu hiện vừa nói gây ra.

 Với những tác hại đối với làn da như vậy, bạn nên lưu ý để tránh và cân bằng việc tiêu thụ đường trong cơ thể. Song song đó, thức uống có ga, kẹo, bánh ngọt và các loại thực phẩm khác  … cũng chứa các loại đường nhất định nên để bảo vệ làn da cũng như  sức khỏe của bạn chúng cần được điều chỉnh sao cho phù hợp.

Tác hại của đường gây viêm da

Tác hại của đường gây viêm da

 3. Gây ra mụn

Dùng nhiều thức ăn chứa đường nguy cơ bị mụn là rất cao. Nếu bạn tiêu thụ quá nhiều đường sẽ khiến nồng độ đường trong máu dư thừa. Đây là một trong những nguyên nhân hoạt động của tuyến bã nhờn tăng cường dưới da và khi tiết ra bên ngoài sẽ làm bịt kín lỗ chân lông, gây ra mụn cho da một cách dễ dàng. Vì vậy, bạn nên điều chỉnh lượng đường trong cơ thể, nếu không phải đối mặt với các cuộc tấn công của mụn.

Tác hại của đường gây nổi mụn

Tác hại của đường gây nổi mụn

4. Ăn nhiều đường khiến da bạn bị khô khốc

Triệu chứng sớm nhất của tiểu đường chính là bị khô da.  Do đó, việc dung nạp quá nhiều đường sẽ khiến làn da của bạn bị khô đi, kém mịn màng, dẫn tới lão hóa sớm nếu không có giải pháp cải thiện tức thì.

Sở dĩ như vậy là khi nồng độ đường trong máu tăng cao sẽ khiến cơ thể dùng 1 lượng lớn nước để trung hòa đường, đào thải đường qua nước tiểu. Tình trạng này xảy ra sẽ khiến da bị mất nước, trở nên khô hạn.

Bên cạnh đó, ảnh hưởng của việc dư thừa đường đến các dây thần kinh bị hư hỏng có thể làm gián đoạn hoạt động bình thường của tuyến mồ hôi, làm mất đi sự cân bằng của da và nước.

Da khô khốc ở các vùng như bàn tay, ngón tay, bàn chân, một số nơi nhạy cảm như vùng nách, vùng kẽ khuất có độ cọ xát nhiều,… Tình trạng này khiến da dễ bị nứt, ngứa, bong tróc, có nguy cơ nhiễm trùng rất cao nếu như không được điều trị kịp thời.

Như vậy, tác hại của đường hoàn toàn không tốt cho làn da của chúng ta. Vì thế, chị em hãy hạn chế dung nạp lượng đường vào cơ thể để có làn da đẹp và một sức khỏe tốt nhất.

II. Những tác hại của đường đối với cơ thể

Vì sao một thứ ngọt ngào đến thế lại có thể gây hại cho sức khoẻ của bạn, và tại sao nên chọn các thức ăn khác thay vì dành sự ưu ái cho đường?

1. Đường gây tăng glucoza trong máu, suy nhược và mệt mỏi

Lượng đường trong máu không ổn định sẽ dẫn tới mệt mỏi, đau đầu và thèm ăn đường nhiều hơn.

2. Đường làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường và bệnh tim

Những công trình nghiên cứu trên quy mô lớn đã chỉ ra rằng, càng ăn nhiều các loại thức ăn có hàm lượng glycemic cao (tác động nhanh chóng đến lượng đường trong máu) trong đó có thức ăn chứa đường thì nguy cơ béo phì, tiểu đường, bệnh tim sẽ càng cao và có thể liên quan đến nhiều loại ung thư.

3. Đường cản trở chức năng miễn dịch của cơ thể

Những nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng đường ảnh hưởng không tốt đến sức đề kháng của cơ thể.

[banner-ads product=”gold”]

4. Ăn nhiều đường dễ gây thiếu chất crôm

Nếu bạn ăn quá nhiều đường và các loại thực phẩm giàu hydratcacbon đã qua tinh chế, cơ thể bạn dễ có dấu hiệu thiếu chất khoáng crôm (một trong những chức năng chính của nó là giúp điều hoà lượng đường trong máu)..

5. Đường gây sâu răng

Với tất cả những tác động nguy hiểm trên của đường, đôi khi chúng ta quên mất tác hại chủ yếu nhất mà nó gây ra. Khi đường bám vào răng, khả năng gây sâu răng của nó cao hơn tất cả các loại thức ăn khác.

Tác hại của đường gây sâu răng

Tác hại của đường gây sâu răng

6. Đường dễ gây bệnh răng lợi, từ đó có thể dẫn đến bệnh tim

Việc nhiễm trùng lặp đi lặp lại như nhiễm trùng lợi là một trong những tác nhân thúc đẩy sự phát triển bệnh liên quan đến động mạch vành.

7. Đường ngăn cản hấp thu các chất dinh dưỡng quan trọng

Ở những người ăn nhiều đường, khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu rất thấp, đặc biệt là vitamin A, vitamin C, vitamin B12, canxi, phốt pho, magiê và sắt.

8. Đường gây stress

Lượng đường trong máu tăng cao có thể dẫn đến việc kích thích các hormone gây ra tình trạng cáu kỉnh, bực bội. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên học cách kiềm chế trước các món ăn ngọt ngào đó.

Để có một làn da khỏe đẹp bạn hãy nhớ kiểm soát lượng đường trong khẩu phần ăn của mình nhé, tuy nhiên cũng không nên loại bỏ hoàn toàn đường ra khỏi chế độ dinh dưỡng đâu, vì cơ thể cần một lượng đường nhất định để chuyển hóa thành glucose. Đọc tới đây, bạn sẽ hỏi: Vậy rốt cuộc ăn  như thế nào cho hợp lý đây?

9. Dẫn đến tiểu đường type 2

Nếu cứ mãi dung nạp lượng đường vào cơ thể một cách vô tội vạ bạn có khả năng mắc bệnh tiểu đường type 2 khá cao.  Đây là bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, ảnh hưởng tới sức khỏe nghiêm trọng. Bởi vậy, cần có chế độ ăn uống phù hợp để không phải gặp những điều đáng tiếc xảy ra.

10. Ăn nhiều đường khiến bạn luôn cảm thấy đói

Ăn nhiều đường khiến bạn luôn cảm thấy đói

Một điều thực tế cho thấy, nếu bạn dung nạp đường nhiều cho cơ thể sẽ khiến cơ thể đói.  Bởi, lượng đường trong máu cao sẽ ngăn chặn đường glucose đi vào tế bào, dẫn tới cơ thể không nhận được năng lượng, cơ thể đòi ăn. Do đó, cơ thể bạn luôn trong tình trạng đói và phải ăn nhiều lần trong ngày, dễ gây tăng cân.

Theo một số thông tin cho thấy, đường có tính gây nghiện, vì nó kích thích hệ thống thần kinh trung ương của chúng ta. Bởi thế cho nên mới khiến bạn có cảm giác thèm ăn uống, dẫn tới cơ thể đòi hỏi cung cấp đồ ăn, cho nên hay sử dụng đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn.

11. Ăn nhiều đường khiến vết thương và vết cắt lâu lành

Ăn nhiều đường khiến vết thương và vết cắt lâu lành

Có lẽ, đây là tác hại của đường đối với vết thương mà ít ai biết đến. Khi bạn dung nạp nhiều đường cho cơ thể sẽ khiến vết thương trên da lâu lành hơn mà thôi.  Sở dĩ như vậy là bởi do tổn thương mạch máu đường huyết áp, kết quả là cản trở lưu thông máu trầm trọng.

Bởi thế, khi có vết thương, vết cắt sâu trên da, tốt hơn hết bạn nên dùng các thực phẩm chứa đường. Có như vậy thì vết thương mới nhanh chóng được lấp đầy trong thời gian ngắn.

12. Ăn nhiều đường khiến bạn trở nên cáu gắt

Điều này được kiểm chứng dựa vào các nghiên cứu cho thấy. Người có lượng đường cao trong cơ thể họ thường xuyên lo lắng, bực bội, khó chiu, dễ cấu gắt với bất cứ ai. Tác hại của đường là tạo nên sự rối loạn tâm trạng và tiêu hóa, bởi thế đừng dung nạp quá nhiều đường vào cơ thể.

13. Ăn nhiều đường khiến bạn khó tập trung

Nếu muốn tập trung, bạn cần hạn chế lượng đường nạp vào cơ thể mỗi ngày. Vì  nếu như mức đường cao có trong cơ thể sẽ ngăn đường glucose xâm nhập vào tế bào não, dẫn đến não bộ sẽ gặp khó khăn trong việc lấy năng lượng. Hậu quả là ảnh hưởng bất lợi đến tốc độ suy nghĩ và đưa ra quyết định quan trọng nào đó trong cuộc sống, công việc của bạn.

14. Ăn nhiều đường khiến bạn bị mờ mắt

Ăn nhiều đường khiến bạn bị mờ mắt

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, vì vậy bạn cần phải quan tâm mỗi ngày việc mình làm để tránh ảnh hưởng đến nó. Triệu chứng mờ mắt có thể do lượng đường trong cơ thể gây ra, lượng đường trong máu cao sẽ ảnh hưởng tới các tế bào của mắt. Điều này có thể khiến mắt biến dạng, mất khả năng tập trung nhìn, mờ dần.

Chỉ nên giảm chứ không nên bỏ luôn đường trong thành phần dinh dưỡng

Tác hại của đường là thế, tuy nhiên chúng ta chỉ nên giảm hàm lượng đường dung nạp vào cơ thể chứ không nên bỏ thành phần này trong chế độ ăn uống hàng ngày. Sở dĩ như vậy là bởi:

+ Đường cát dùng hàng ngày được tinh luyện từ cây mía, củ cải trắng, trái thốt nốt.

+ Đường có trong các loại quả ngọt, trong rau củ quả, tinh bột,… Mà đây là những thực phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày, cho nên giảm chứ không thể cắt bỏ khỏi thực đơn.

Chỉ nên giảm chứ không nên bỏ luôn đường trong thành phần dinh dưỡng

Do đó, lời khuyên chân thành cho mọi người là không quá ít cũng không được quá thừa, vì vậy chúng ta cần bổ sung đường vào cơ thể đúng cách, tránh lạm dụng quá nhiều mà gây ra những tác hại từ đường không đáng có.

Mỗi ngày nên ăn bao nhiêu đường là đủ?

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) cho biết, lượng đường bổ sung tối đa bạn nên ăn trong một ngày nằm trong khoảng dưới đây:

  • Đối với nam giới: 150 calo mỗi ngày (tương đương 37,5 gram hoặc 9 muỗng cà phê).
  • Đối với nữ giới: 100 calo mỗi ngày (tương đương 25 gram hoặc 6 muỗng cà phê).

Do đó, chớ bao giờ lạm dụng đường quá nhiều. Những tín đồ thích ăn món ngọt, từ nay sau khi đọc xong bài viết này, cần phải cân nhắc hàm lượng đường nạp vào cơ thể mỗi ngày, điều này vô cùng cần thiết.

III. Lưu ý khi hấp thu đường

1. Nên giảm loại đường nào?

Đường hóa học hay hóa chất tạo ngọt: Tác dụng phụ khôn lường.

Tác hại của đường hóa học

Tác hại của đường hóa học

Người ta còn gọi là những chất tạo ngọt nhân tạo là đường hóa học. So với đường kính thì loại đường này có vị ngọt đậm hơn gấp nhiều lần (thông thường 30-70 lần, thậm chí 200-700 lần), thường không cung cấp năng lượng, được dùng phổ biến trong các loại thực phẩm ít năng lượng dành cho người ăn kiêng như  sữa chua, kẹo cao su, nước ngọt có gas, đường ăn kiêng… Cyclamate, Saccharin, Aspartam, Acesulfame-K, Sucralose… là các loại đường hóa học.

2. Nên hạn chế các thực phẩm nào?

bánh kẹo

Có một số thực phẩm chứa hàm lượng đường cao quá mức khiến cơ thể không thể tiêu thụ hết, khi đó đường sẽ biến thành chất béo, gây ảnh hưởng không tốt đến cơ thể như  bánh quy, bánh ngọt, trà sữa, khoai tây chiên …

3. Nên chọn thực phẩm ngọt nào? 

Hãy luôn ăn những thực phẩm dưới đây để có lợi nhất cho sức khỏe: Trái cây, sữa chua, các loại hạt, bột ngũ cốc, bột yến mạch, trứng , cá…

Các thực phẩm có lợi cho sức khỏe

Các thực phẩm có lợi cho sức khỏe

Vậy là các bạn đã biết  tác hại của đường với làn da và cơ thể  cũng như cách dùng đường sao cho đúng rồi phải không. Là các tín đồ làm đẹp, chắc rằng các chị tuổi trung niên đều biết rằng lão hóa da có liên quan mật thiết với việc suy giảm Collagen.  Thành phần quan trọng trong cấu trúc da là Collagen, làn da sẽ chùng nhão, chảy xệ và lão hóa nhanh chóng nếu thiếu Collagen.

Ngoài lão hóa da nhiều chị em còn bị  tiểu đường – một căn bệnh hiện khá phổ biến. Do đó các chị tuổi 40 trở lên hãy uống ngay Dưỡng Chất Uống Làm Đẹp Collagen ADIVA GOLD để hỗ trợ tăng sức đề kháng cho da, giảm nếp nhăn và ngăn ngừa da lão hóa chảy xệ hiệu quả. Không chỉ có vậy, trong ADIVA GOLD còn có bột Amla giúp ức chế quá trình lão hóa, làm giảm tác hại do đường gây ra. Amla  kiểm soát lượng đường huyết trong máu giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

 

Nguồn tham khảo:

11 Reasons Why Too Much Sugar Is Bad for You : https://www.healthline.com/nutrition/too-much-sugar

How Does Too Much Sugar Affect Your Body? : https://www.webmd.com/diabetes/features/how-sugar-affects-your-body