Bệnh đau dạ dày (đau bao tử) là gì? Triệu chứng đau dạ dày (triệu chứng đau bao tử) như thế nào?

Ngày nay, tỉ lệ mắc bệnh đau dạ dày (đau bao tử) ở Việt Nam ngày càng tăng cao, đặc biệt là người trẻ. Tuy nhiên, khá nhiều người còn chưa thực sự nhận thức đúng đắn về căn bệnh tiêu hóa này. Vì vậy, trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn những thông tin chi tiết về bệnh đau bao tử cũng như các phương pháp điều trị hiệu quả.

Những điều cần biết về bệnh đau dạ dày

Những điều cần biết về bệnh đau bao tử

 

Đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày hay còn gọi là đau bao tử. Hai cách gọi này đều chỉ về tình trạng dạ dày bị đau do tổn thương như viêm hoặc loét dạ dày. Bệnh đau bao tử thường xuất hiện khi ăn uống không khoa học, quá no hoặc quá đói, ăn các đồ ăn cay nóng, kích thích. Một cơn đau bụng bất thình lình và thường xuyên, bạn không nên chủ quan mà cần phải đi khám. Đau bụng cấp tính nếu không tìm ra nguyên nhân sẽ dẫn tới mãn tính, khó khăn hơn trong việc điều trị.

Các triệu chứng và dấu hiệu đau dạ dày

Có 5 biểu hiện của bệnh đau bao tử mà bạn nên biết, bao gồm:

  • Đầy hơi: Đây là biểu hiện khá phổ biến ở những người mắc bệnh dạ dày. Dù cách thời gian ăn đã lâu nhưng triệu chứng đầy hơi vẫn có thể xuất hiện. Người bệnh còn biểu hiện ợ chua, ợ nóng, gây khó chịu, đặc biệt là chứng ợ nóng gây rát cổ họng.
  • Đau thượng vị: Người bị đau bao tử có thể gặp tình trạng đau vùng bụng dưới hoặc cách xa mũi ức hoặc đau bụng trên. Cơn đau có thể âm ỉ, nóng rát, tức bụng,…Do đó, nếu phát hiện vùng bụng bị đau nhiều, thường xuyên thì có thể bạn đã mắc phải bệnh lý về dạ dày. 
  • Buồn nôn và nôn: Một trong các triệu chứng đau bao tử rõ ràng nhất chính là buồn nôn và nôn. Ngoài ra, biểu hiện này còn có thể cảnh báo về các bệnh lý như viêm loét dạ dày, tá tràng, thậm chí là ung thư dạ dày. Do đó, nếu phát hiện thường xuyên buồn nôn thì hãy đi  bác sĩ kiểm tra ngay. Vì nôn mửa sẽ khiến cơ thể bạn khó chịu, sụt cân nếu thường xuyên xảy ra.

Buồn nôn và nôn là dấu hiệu điển hình của bệnh đau dạ dày

Buồn nôn và nôn là dấu hiệu điển hình của bệnh đau bao tử

  • Thay đổi thói quen đại tiện: Các thói quen đại tiện đột nhiên thay đổi, giảm cân không có nguyên nhân, ăn gì cũng thấy ớn lạnh.
  • Chảy máu tiêu hóa: Đây là một trong các hiện tượng rất nguy hiểm, cảnh báo bệnh viêm loét hoặc ung thư dạ dày. Nếu phát hiện đi ngoài ra máu, phân có màu đen hoặc chảy máu đỏ tươi thì lập tức đi khám bác sĩ vì có thể bạn đang mắc phải bệnh lý viêm loét dạ dày. Nếu mất máu nặng sẽ dẫn tới thiếu máu và có thể gây ra tử vong nếu không cầm máu kịp thời.
  • Khó tiêu: Hệ thống tiêu hóa của người bị đau dạ dày suy yếu, dẫn tới khó tiêu là chuyện đương nhiên.
Dẫu biết rằng, bệnh tật là điều không ai mong muốn, tuy nhiên nếu nó rơi vào bản thân bạn hoặc người thân gia đình thì phải có giải pháp điều trị dứt điểm. Nếu làm ngơ các triệu chứng và dấu hiệu không chữa trị thì sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Khi bạn phát hiện một triệu chứng cũng cần phải đi khám  sức khỏe để biết cơ thể đang bị gì. Vì bất cứ dấu hiệu và triệu chứng nào cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Để đảm bảo an toàn bạn nên đi khám bụng toàn diện, khám phổi, khám tim mạch, …
Banner nghe micell 2

Nguyên nhân đau dạ dày

Xét đến các nguyên nhân bệnh đau dạ dày thì có khá nhiều. Mỗi người bị bệnh đau dạ dày lại xuất phát từ một nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết thì là bởi những nguyên nhân cơ bản sau:

1. Bị đau bao tử do lối sống không lành mạnh

Những người uống nhiều rượu bia, cà phê, các đồ uống có tính axit cao hay hút nhiều thuốc lá đều có tỉ lệ mắc bệnh bao tử cao.

Bên cạnh đó, việc thường xuyên nhịn đói, ăn uống không đúng giờ giấc, ăn quá no hay ăn nhiều đồ ăn rắn cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh đau bao tử.

2. Do nhiễm các loại vi khuẩn, nấm

Có khá nhiều người bị mắc bệnh về dạ dày do nhiễm nấm, ký sinh trùng hay vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn Hp-nguyên nhân cơ bản dẫn tới đau dạ dày.

3. Một số nguyên nhân khác

Bên cạnh việc có lối sống thiếu lành mạnh hay bị nhiễm nấm, vi khuẩn thì nhiều người bị đau dạ dày còn do thường xuyên sử dụng thuốc kháng sinh hoặc là phải trải qua quá trình điều trị xạ trị.

Một số người mắc bệnh còn do bị thiếu máu ác tính, chấn thương dạ dày, phẫu thuật trong dạ dày hay dạ dày tăng dịch tiết axit bởi thường xuyên sống trong trạng thái lo âu, căng thẳng.

Đây là những nguyên nhân phổ biến dẫn tới bệnh đau dạ dày, vì vậy mọi người nên phòng bệnh còn hơn chữa bệnh, tránh xa các yếu tố dẫn tới bệnh để bảo vệ sức khỏe dạ dày. Bên cạnh đó, những gia đình có tiền sử bệnh đau dạ dày thì người trong nhà dễ mắc phải.

Nên – không nên ăn gì khi đau dạ dày?

Việc ăn uống có ảnh hưởng rất lớn tới tình trạng bệnh đau bao tử, quá trình ăn uống không khoa học là yếu tố dẫn tới bệnh lý này. Dưới đây là một số các thực phẩm nên và không nên ăn khi mắc bệnh dạ dày:

  • Các thực phẩm nên ăn: bắp cải, thì là, chuối, các loại trái cây họ cam quýt, sữa chua, một số thực phẩm thô,…

 

Nên ăn gì khi bị đau dạ dày?

Đau dạ dày nên ăn gì?

  • Các thực phẩm không nên ăn: rượu bia, thuốc lá, nước uống có gas, cà phê, thức ăn cay nóng, ớt, tỏi, một số loại nấm, giấm, mẻ, các thức ăn cứng, thịt nhiều gân sụn, trái cây xanh, rau nhiều chất xơ, các thức ăn chế biến sẵn, chứa nhiều muối,…

 

Các thực phẩm không nên ăn khi bị đau dạ dày

Các thực phẩm không nên ăn khi bị đau bao tử

 

Nên uống gì khi bị đau dạ dày?

Nhiều người thắc mắc rằng đau dạ dày nên uống nước gì thì tốt? Theo các chuyên gia sức khỏe thì khi bị bệnh dạ dày, các bạn nên uống nước ép bắp cải, cà rốt, mật ong, sữa không đường, trà bồ công anh, trà hoa cúc La Mã,…

Không được dùng thuốc không theo toa để chữa bệnh, điều này chỉ khiến bệnh thêm nặng hơn mà thôi.

Đau dạ dày – khi nào nên đi gặp bác sĩ?

Có rất nhiều người ngần ngại hay lười đi bác sĩ kiểm tra bệnh lý như thế nào. Đợi đến khi bệnh tình chuyển nặng, các cơn đau đớn dữ dội, kéo dài mới tìm đến bác sĩ thì đã rất muộn và khó điều trị bệnh. Vì vậy, ngay khi xuất hiện các dấu hiệu như đau vùng thượng vị, kém ăn, suy nhược cơ thể, ợ chua, ợ hơi, ợ nóng,buồn nôn,  nôn mửa và chảy máu tiêu hóa thì các bạn cần lập tức đi gặp bác sĩ kiểm tra kỹ lưỡng bệnh tình, thăm khám sức khỏe và hướng dẫn điều trị đúng cách ở khoa tiêu hóa.

Bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phương pháp chẩn đoán phù hợp, giúp người bệnh biết rõ nguyên nhân, từ đó có giải pháp điều trị phù hợp nhất. Việc chẩn đoán phân biệt bệnh lý chỉ có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm mới làm được, vì vậy cần tiến hành nội soi ở nơi uy tín.

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Khi nào nên gặp bác sĩ kiểm tra?

Cách chữa trị đau dạ dày

1. Tây y: chữa bằng thuốc kháng sinh

  • Amoxicillin: Một trong các loại thuốc kháng sinh chuyên điều trị bệnh dạ dày rất hiệu quả là Amoxicillin. Thuốc có hiệu quả cao, không bị kháng thuốc, ít tác dụng phụ và có thể điều trị được các bệnh như lậu, nhiễm khuẩn đường mật, nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm dạ dày – ruột,…
  • Clarithromycin: Đây cũng là một trong các loại thuốc kháng sinh chữa bệnh đau dạ dày cấp rất hiệu quả. Tuy nhiên, chỉ các đối tượng trên 12 tuổi mới có thể sử dụng loại thuốc này. Tuy nhiên, đơn thuốc phải được bác sĩ kê.

Thuốc Clarithromycin trị đau dạ dày

Thuốc Clarithromycin trị đau bao tử

  • Metronidazole: Khi sử dụng loại thuốc này sẽ giúp ngăn chặn quá trình phân bào của vi khuẩn Hp, sau đó làm chúng suy yếu dần và bị tiêu diệt. Metronidazole không chỉ có tác dụng điều trị bệnh viêm loét dạ dày mà còn có thể điều trị bệnh nhiễm trùng răng miệng, âm đạo hay viêm nhiễm đường hô hấp
  • Tinidazol: Thuốc có tác dụng điều trị bệnh nhiễm trùng âm đạo, nhiễm trùng ký sinh trùng và bệnh đau dạ dày rất hiệu quả
  • Levofloxacin: Đây là loại thuốc có tác dụng điều trị bệnh đau bao tử khá hiệu quả. Tuy nhiên, với những người bị thiếu máu hay phải làm việc với cường độ lớn, sự tập trung cao thì nên thận trọng khi sử dụng. Bên cạnh đó, nếu sử dụng Levofloxacin trong thời gian dài có thể gây nên các bệnh như rối loạn tiêu hóa, dị ứng ngoài da,…

Thuốc Levofloxacin chữa bệnh đau dạ dày

Thuốc Levofloxacin chữa bệnh đau bao tử

2. Bài thuốc dân gian

Sử dụng các bài thuốc dân gian là một cách trị bệnh đau dạ dày tại nhà hiệu quả và ít tốn kém. Các bạn có thể sử dụng gừng tươi, nghệ, mật ong, tỏi, nha đam, chuối xanh hay thậm chí là hạt bưởi để chữa bệnh. Đây là các bài thuốc đã lưu truyền từ lâu và có tác dụng hiệu quả trong việc giảm các cơn đau đớn gây ra. 

Bệnh đau dạ dày (đau bao tử) là gì? Triệu chứng đau dạ dày (triệu chứng đau bao tử) như thế nào? - yH5BAEAAAAALAAAAAABAAEAAAIBRAA7

Cách phòng tránh bệnh đau dạ dày

1. Điều chỉnh thói quen ăn uống

Việc cần làm đầu tiên để bảo vệ dạ dày chính là xây dựng một thói quen ăn uống khoa học và lạnh mạnh. Cần phải cung cấp đủ chất dinh dưỡng mỗi ngày cho cơ thể. Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý không nên ăn quá nhiều mà nên ăn với lượng vừa phải, chia thành nhiều bữa.

Điều chỉnh thói quen ăn uống khoa học

Điều chỉnh thói quen ăn uống khoa học

Khi ăn cần phải đảm bảo thực phẩm chín, vệ sinh. Trước khi ăn phải rửa tay sạch sẽ. Ngoài ra, khi ăn cần ăn chậm, nhai kỹ để giảm bớt áp lực và gánh nặng cho dạ dày. Khi ăn các bạn nên để cơ thể trong trạng thái thoải mái, thư giãn. Trước khi ăn 30 phút hãy uống 1 cốc nước, sau khi ăn thì có thể uống thêm vài ngụm nước nhỏ. Không nên vừa ăn vừa uống.

Nếu trước khi đi ngủ cảm thấy đói thì có thể uống thêm 1 ly sữa ấm. Các bạn tuyệt đối không nên hoạt động trí óc hay thể mạnh sau khi ăn 30 phút bởi việc này có thể ảnh hưởng tới việc tiêu hóa thức ăn của dạ dày.

2. Giảm cân

Rất nhiều người không biết rằng cân nặng cũng có ảnh hưởng tới bệnh dạ dày. Nếu bạn thừa cân sẽ khiến dịch trong dạ dày dư thừa, làm cho axit tràn vào thực quản, gây nên tình trạng ợ hơi, ợ chua. Cho nên, việc kiểm tra thể chất là điều cần thiết, giúp bạn biết được cơ thể đang cần gì và thiếu hụt gì.

3. Hạn chế ăn các loại thực phẩm cay, chứa nhiều axit, chất kích thích…

Các thực phẩm chua sẽ khiến cho axit trong dạ dày tăng cao. Đây là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm dạ dày. Còn đối với thực phẩm cay nóng lại khiến cho dạ dày bị kích thích, dịch vị tiết ra nhiều hơn làm dạ dày bị tổn thương.

Các bạn cũng nên tránh các loại nước uống có gas, cà phê, muối để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày.

4. Hạn chế sử dụng thuốc giảm đau

Sử dụng thuốc giảm đau có thể khiến cho việc sản xuất niêm mạc bảo vệ thành dạ dày bị hạn chế. Từ đó dẫn đến hiện tượng chảy máu dạ dày, viêm loét dạ dày trong thời gian dài mà không xuất hiện các triệu chứng hay biểu hiện nào.

5. Tránh căng thẳng

Tâm trạng có ảnh hưởng rất lớn tới bệnh đau bao tử. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy khi căng thẳng, lo lắng hay áp lực, các triệu chứng bệnh dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy bạn cần phải luôn giữ cho tinh thần thoải mái, có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý.

Tránh khiến tâm lý căng thẳng

Tránh khiến tâm lý căng thẳng

Khi mệt mỏi, bạn nên tập trung tinh thần và hít thở sâu, chậm. Ngoài ra, việc tập thể dục thể thao, yoga hay ngồi thiền cũng sẽ giúp tâm trạng thoải mái hơn. Tránh căng thẳng là một cách để chăm sóc sức khỏe hiệu quả mà ít người nghĩ tới.

Các câu hỏi thường gặp về bệnh đau dạ dày

1. Đau dạ dày nên làm gì?

Đây là câu hỏi khá phổ biến mà những người mắc bệnh đau dạ dày quan tâm. Khi bị bệnh đau bao tử, các bạn nên sử dụng các loại thực phẩm như: chuối, cơm, sốt táo, bánh mì nướng, thức ăn lỏng, gừng, sữa, chanh và quế, giấm táo, trà thảo mộc, nước dừa, đu đủ,…

2. Làm thế nào để chẩn đoán chính xác bệnh đau dày?

Ngoài việc nhận biết qua các triệu chứng của bệnh dạ dày bên ngoài thì để chẩn đoán chính xác bệnh bằng cách thực hiện các xét nghiệm y tế như xét nghiệm nội soi dạ dày qua đường miệng, xét nghiệm không cần nội soi, xét nghiệm chẩn đoán nhiễm H.pylori sâu hơn (“bắt bài” vi khuẩn), xác định chủng độc lực của vi khuẩn hay xét nghiệm 4 trong 1.

Chẩn đoán y tế ở địa chỉ uy tín, có máy móc, thiết bị hỗ trợ cùng với bác sĩ chuyên khoa sẽ đảm bảo chính xác. Vì vậy, muốn có kết quả chẩn đoán y tế chuẩn nhất, bệnh nhân cần tìm hiểu kỹ lưỡng nơi mình đến có đáp ứng được các tiêu chí này hay không.

Xét nghiệm máu để  tìm chất chỉ điểm ung thư dạ dày cũng là yếu tố cần thiết mà bác sĩ thực hiện. Đồng thời phải chụp X- quang ngực và bụng.

3. Điều trị đau dạ dày bằng cách nào?

Để chữa bệnh đau dạ dày thường có 2 cách, một là chữa theo phương pháp Tây y, hai là chữa bằng các bài thuốc dân gian. Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng. Vì vậy, các bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi lựa chọn một phương pháp điều trị phù hợp. Tùy theo tính chất nghiêm trọng hay không của bệnh mà bác sĩ đưa ra giải pháp phù hợp.

4. Bệnh đau dạ dày có thể chữa khỏi được không?

Bệnh đau bao tử có thể chữa khỏi được nếu như phát hiện sớm, tìm được nguyên nhân gây đau và có phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần tích cực phối hợp với bác sĩ kiểm tra thường xuyên, xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học. Cân nhắc chế độ dùng thuốc hiện tại, thực hiện đúng phác đồ điều trị của bác sĩ và bổ sung thêm dược phẩm cần thiết.

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh đau dạ dày. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã hiểu rõ hơn về căn bệnh này để có thể chăm sóc sức khỏe của mình khoa học, đúng cách.

Mẹo hay giúp đẩy lùi bệnh lý đau dạ dày hiệu quả

Bạn có thấy, từ xa xưa khi chưa có sự phát triển mạnh mẽ của nền y học hiện đại như hiện nay thì ông bà ta dùng nghệ để chữa bệnh dạ dày, tiêu hóa. Sở dĩ như vậy là trong nghệ có chứa hoạt chất Curcumin hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, khi dùng nghệ vơi số lượng nhiều mới cho kết quả khả quan như mong đợi.

Bệnh đau dạ dày (đau bao tử) là gì? Triệu chứng đau dạ dày (triệu chứng đau bao tử) như thế nào? - yH5BAEAAAAALAAAAAABAAEAAAIBRAA7

Ngày nay, khi có sự phát triển của ngành thực phẩm chức năng. Củ nghệ được ứng dụng khá phổ biến trong các sản phẩm viên uống chăm sóc sức khỏe.  Trong đó chủ yếu là viên nang uống hỗ trợ chữa trị bệnh lý dạ dày. Tại thị trường Việt Nam, viên uống Nghệ Micell ADIVA được nhập khẩu tại Đức đang là sản phẩm được nhiều  bệnh tin dùng để hồi phục sức khỏe dạ dày.

Chỉ cần mỗi ngày 1 viên, sau 1 liệu trình sử dụng sản phẩm dạ dày khỏe mạnh nhanh chóng. Tuy nhiên, cần kết hợp với thuốc uống của bác sĩ kê toa để có kết quả trong việc điều trị bệnh như ý.

Nguồn tham khảo:

Gastritis: Symptoms, Causes, Treatments, and More: https://www.webmd.com/digestive-disorders/digestive-diseases-gastritis

Gastritis – Symptoms and causes – Mayo Clinic : https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gastritis/symptoms-causes/syc-20355807

Gastritis: Causes, Diagnosis, and Treatment : https://www.healthline.com/health/gastritis

 

Bệnh đau dạ dày (đau bao tử) là gì? Triệu chứng đau dạ dày (triệu chứng đau bao tử) như thế nào? - yH5BAEAAAAALAAAAAABAAEAAAIBRAA7

5 (100%) 17 vote[s]
Tác giả Nguyễn Trí Công

Nhà văn Nguyễn Trí Công sinh ngày 07/02/1954 tại Mỹ Phước, Châu Thành, tỉnh Long Xuyên (nay là An Giang). Ông tốt nghiệp Khóa 1... Xem thêm »

Banner nghe micell
Đăng ký tư vấn miễn phí
Bài viết liên quan